Thứ Năm, 23/02/2012 18:02

Năm “hạn” của doanh nghiệp nhà Đặng Thành Tâm

Nổi tiếng sở hữu nhiều doanh nghiệp hàng “sao” như KBC, ITA, NVB, SQC, SGT…, tuy nhiên, kết quả kinh doanh 2011 ảm đạm khiến vị trí đại gia của các thành viên nhà họ Đặng cũng theo đó mà lung lay.

Vợ chồng ông Tâm (trái) cùng bà Yến và ông Hạnh (phải)

Năm 2011, tổng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp này chỉ đạt 295.76 tỷ đồng (ITA lợi nhuận riêng lẻ). Trong khi tổng vốn điều lệ của 5 doanh nghiệp lên đến 11,227 tỷ đồng. Như vậy, tỷ suất sinh lời bình quân trên vốn chưa đến 3%.

Trước tiên là Tổng CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HOSE: KBC), doanh nghiệp duy nhất mà ông Đặng Thành Tâm giữ chức Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc, đồng thời cũng nắm giữ nhiều cổ phiếu nhất với hơn 101 triệu đơn vị, tương ứng gần 35% vốn điều lệ công ty (2,957 tỷ đồng). Đây là một doanh nghiệp lớn trong ngành bất động sản, trước tình cảnh khó khăn của thị trường, KBC cũng rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Doanh thu cả năm của KBC giảm 31% so với năm 2010, đạt hơn 633 tỷ đồng; doanh thu tài chính cũng giảm đến 68% trong khi chi phí hoạt động này lại tăng 36%. Đặc biệt, lợi nhuận khác của KBC đã “rơi” đột biến từ 395 tỷ đồng vào năm 2010 tụt xuống còn 20 tỷ đồng năm 2011, mà theo thuyết minh báo cá tài chính năm 2010 nguồn lợi nhuận khác này đến chủ yếu từ chênh lệch giữa phần sở hữu trong tài sản thuần của bên mua và giá trị kinh doanh hợp nhất. Những điều này làm cho lợi nhuận sau thuế năm cả năm của KBC chỉ còn 84 tỷ đồng, bằng 8% so với năm trước và cũng chỉ đạt vỏn vẹn 8% kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, nếu tính kỹ sẽ thấy lợi nhuận cổ đông công ty mẹ chỉ chiếm 41 tỷ đồng, đạt chưa đến 4% của năm 2010.

Một doanh nghiệp khác do ông Đặng Thành Tâm làm Chủ tịch HĐQT là CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - SaigonTel (HOSE: SGT). Đây là doanh nghiệp làm ăn bê bết nhất trong những công ty mà ông Tâm sở hữu. SGT liên tục lỗ nặng trong 4 quý, nâng mức lỗ cả năm lên hơn 102 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính hợp nhất của SGT cho thấy, công ty lỗ chủ yếu do doanh thu thuần sụt giảm mạnh gần 90% xuống còn 41.58 tỷ đồng, doanh thu tài chính giảm 74% còn xấp xỉ 16 tỷ đồng, và chi phí hoạt động này tăng lên 125.55 tỷ đồng, tương đương tăng 271% so với năm 2010.

Kết quả kinh doanh của 5 doanh nghiệp nhà họ Đặng

Đvt: tỷ đồng

Nguồn: VietstockFinance

Tiếp theo đó là CTCP Đầu tư & Công nghệ Tân Tạo (HOSE: ITA), do bà Đặng Thị Hoàng Yến, chị ruột của ông Tâm làm Chủ tịch HĐQT với sổ cổ phần sở hữu là 38 triệu đơn vị, tương ứng khoảng 11.12% vốn điều lệ. Dù mới công bố báo cáo tài chính công ty mẹ, nhưng kết quả ban đầu đã không mấy sáng sủa. Doanh thu thuần sụt giảm nghiêm trọng so với năm trước, từ 2,195 tỷ đồng rơi xuống còn 191 tỷ đồng; doanh thu tài chính cũng tụt từ 592 tỷ đồng xuống 69 tỷ đồng; trái lại chi phí hoạt động này lại tăng vọt từ 39 tỷ đồng lên 85.6 tỷ đồng. Kết quả là lợi nhuận sau thuế công ty mẹ chỉ vỏn vẹn 52 tỷ đồng, bằng 6% so với năm trước.

Với Ngân hàng TMCP Nam Việt (HNX: NVB), nếu nhìn vào mức lãi ròng hợp nhất đạt được trong năm 2011 là 180.76 tỷ đồng, tăng khoảng 15% năm trước, sẽ tưởng rằng NVB hoạt động có hiệu quả, nhưng thực chất lợi nhuận đạt được chỉ bằng 65.5% so với kế hoạch 276 tỷ đồng. Ngoài ra, với số vốn điều lệ năm 2011 là hơn 3,000 tỷ đồng, tăng 65% so với năm trước, nhưng lợi nhuận chỉ tăng 15% là một kết quả không mấy khả quan so với nhiều ngân hàng khác. 

Lợi nhuận ròng của ngân hàng mẹ NVB trong năm 2011 với 180 tỷ đồng, thậm chí còn thấp hơn 7% so với năm trước.

Khả quan nhất trong nhóm công ty của gia đình là CTCP Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn (HNX: SQC) với lợi nhuận ròng cả năm gần 81 tỷ đồng, gấp 9 lần năm trước và là mức lợi nhuận cao nhất kể từ năm 2008. Kết quả tươi sáng của SQC trong năm 2011 chủ yếu nhờ doanh thu tăng 136% so với năm trước, trong khi giá vốn hàng bán chỉ tăng khoảng 80%. Với chỉ tiêu nợ phải trả chỉ chiếm 25.5% vốn chủ sở hữu nên áp lực về trả lãi vay của SQC không lớn.

Nhìn chung, giá trị tài sản tính trên vốn hóa cổ phiếu của các thành viên nhà họ Đặng đều sụt giảm mạnh trong năm 2011, khiến cho thứ hạng của họ trong top 100 người giàu tại Việt Nam do Vnexpress.net thực hiện bị lung lay. Ông Đặng Thành Tâm, từ vị trí thứ 3 năm 2010 rớt xuống thứ 8 năm 2011. Chị ông là bà Yến cũng rớt xuống hạng 36 từ ngôi vị thứ 7, hay vợ ông đứng hạng 31, giảm 11 bậc so với năm trước. Bà Đặng Thị Hoàng Phượng cũng xếp hạng 42, rớt 26 bậc. Bà Nguyễn Thị Kim Xuân cũng rớt 6 bậc, xuống hạng 20. Một thống kê chưa đầy đủ cho thấy, ông Đặng Thành Tâm hiện là người nhiều cổ phần ở các doanh nghiệp nhất trong đại gia đình họ Đặng.

Số cổ phần sở hữu của các thành viên gia đình Đặng Thành Tâm

Đơn vị: Triệu cổ phiếu

Viết Vinh (Vietstock)

FINFONET

Các tin tức khác

>   IFS: Không chia cổ tức 2011, gia hạn hủy niêm yết (23/02/2012)

>   SHB: Năm 2011 thực hiện 95% kế hoạch lợi nhuận (23/02/2012)

>   Maritime Bank: Năm 2012 sẽ giảm cổ tức xuống còn 10% (23/02/2012)

>   C21, CCL, CYC, HDC, NHS, SRF: Chốt quyền dự ĐHĐCĐ 2012 (23/02/2012)

>   STB: Nợ có khả năng mất vốn giảm 46% (23/02/2012)

>   PSB, GER: Chốt quyền dự ĐHĐCĐ thường niên 2012 (23/02/2012)

>   AAA: Năm 2011 lãi ròng giảm mạnh vẫn vượt kế hoạch (23/02/2012)

>   PHC, STP: Hoàn thành chưa đến 50% kế hoạch lợi nhuận 2011 (23/02/2012)

>   VHC: Lợi nhuận ròng vượt 46% kế hoạch, EPS 7,926 đồng (23/02/2012)

>   VC1, VC3: EPS năm 2011 đạt 7,750 đồng và 4,936 đồng (23/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật