Thứ Tư, 08/02/2012 17:23

11 vụ IPO lớn nhất trong lịch sử Mỹ

(Vietstock) – Facebook đã nộp hồ sơ lên UBCK Mỹ (SEC) để chuẩn bị cho một trong những thương vụ IPO được chờ đợi nhiều nhất từ trước đến nay. Theo Renaissance Capital, với mục tiêu huy động ít nhất 5 tỷ USD, Facebook có thể trở thành Công ty có đợt IPO lớn thứ 12 trong lịch sử Mỹ.

* Facebook lên sàn, người dùng nên mừng hay lo?

Hãy cùng Time nhìn lại 11 vụ IPO lớn nhất từ trước đến nay của nền kinh tế số 1 thế giới:

1. Visa

Tập đoàn tín dụng tiêu dùng này chính thức chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) trong suốt giai đoạn đen tối nhất của cuộc khủng hoảng tài chính vào tháng 3/2008. Đợt IPO diễn ra thành công và mang lại cho giới quan sát thị trường một cảm giác yên tâm giả tạo rằng Visa đã vượt qua được thời điểm tồi tệ nhất của mình.

Kết quả IPO: Ngày 18/03/2008, Visa phát hành 406 triệu cổ phiếu với giá 44 USD/cp và thu về 17.9 tỷ USD.

2. Enel SpA

Công ty năng lượng Enel SpA của Ý chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) và tại châu Âu sau khi Chính phủ Ý tự do hóa ngành công nghiệp năng lượng vào năm 1999. Do khối lượng giao dịch thấp nên cổ phiếu Enel SpA bị hủy niêm yết khỏi NYSE và hiện giao dịch tại Milan.

Kết quả IPO: Năm 1999, 30% cổ phiếu của Enel được bán sạch và đem lại cho Công ty 16.5 tỷ USD.

3. General Motors

General Motors (GM) đánh dấu sự trở lại ấn tượng vào năm 2010 sau khi bị hủy niêm yết trong năm 2009 do phá sản và phải nhận khoản giải cứu 50 tỷ USD từ Chính phủ Mỹ.

Kết quả IPO: GM bán 478 triệu cổ phiếu với giá 33 USD/cp, tổng số tiền thu được là 15.8 tỷ USD.

4. Deutsche Telekom

Công ty viễn thông lớn nhất châu Âu tư nhân hóa vào năm 1996, sau đó phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và niêm yết cổ phiếu tại Đức, Nhật Bản và Mỹ. Deutsche Telekom bán 623 triệu cổ phiếu, xấp xỉ 25% cổ phần của Công ty.

Kết quả IPO: Dưới sự bảo lãnh của Goldman Sachs, đợt phát hành thu về cho GM 13 tỷ USD.

5. AT&T Wireless

Năm 2000, AT&T tái cơ cấu thành một nhóm công ty bao gồm AT&T, AT&T Broadband và AT&T Wireless. Một năm sau, AT&T Wireless bị tách khỏi AT&T và trở thành nhà cung cấp dịch vụ vô tuyến lớn thứ hai tại Mỹ từ đó cho đến nay.

Kết quả IPO: AT&T Wireless chào bán thành công 360 triệu cổ phiếu với giá 29.50 USD/cp, huy động được tổng cộng 10.6 tỷ USD.

6. Kraft Foods

James L. Kraft bắt đầu bán phó mát trên một chiếc xe ngựa vào năm 1903 và gần 100 năm sau, tập đoàn thực phẩm này thực hiện một trong những vụ IPO lớn nhất trong lịch sử Mỹ.

Kết quả IPO: Kraft hoàn thành IPO vào tháng 6/2001, bán được 8.7 tỷ USD cổ phiếu. Vào thời điểm đó, đây là vụ IPO lớn thứ hai trong lịch sử Mỹ.

7. France Telecom

France Telecom gia nhập vào làn sóng tư nhân hóa của các công ty tiện ích lớn tại châu Âu vào thập niên 1990. Mùa thu năm 1997, Chính phủ Pháp chào bán ra công chúng 22.5% cổ phần của France Telecom tại cả New York và Paris.

Kết quả IPO: Do Merrill Lynch bảo lãnh, đợt phát hành đem lại cho France Telecom 7.3 tỷ USD.

8. Telstra Corporation

Là công ty viễn thông hàng đầu của Australia kể từ năm 1901 nhưng Telstra chỉ tiến hành cổ phần hóa sau khi Chính phủ bãi bỏ các quy định về ngành công nghiệp này vào giữa thập niên 1990. Năm 1997, Telstra bán 33% cổ phần ra công chúng và trong các năm sau đó, Chính phủ Australia tiếp tục giảm tỷ lệ sở hữu tại Telstra.

Kết quả IPO: IPO của Telstra huy động được 5.6 tỷ USD.

9. Swisscom

Theo chân các đối tác châu Âu, Chính phủ Thụy Sỹ cũng tiến hành tự do hóa và tư nhân hóa thị trường viễn thông vào năm 1997. Tháng 1/1998, Thụy Sỹ công khai chào bán 30% cổ phần của Swisscom.

Kết quả IPO: Swisscom bán 22.05 triệu cổ phiếu với giá 253 USD/cp. Bên cạnh đó, Swisscom còn phát hành các cổ phiếu ADS - American Depository Shares (*) có giá bằng 1/10 giá cổ phiếu thường trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York.

10. UPS

Đại gia ngành hàng hải ra đời vào đầu thế kỷ 20 và gần một thế kỷ sau đó Công ty này chào sàn tại Sở Giao dịch Chứng khoán New York vào tháng 11/1999. UPS gây chấn động trong ngày giao dịch đầu tiên khi giá cổ phiếu của Công ty này bay vọt từ 50 USD/cp lên 70.31 USD/cp.

Kết quả IPO: UPS bán 109.4 triệu cổ phiếu huy động được 5.5 tỷ USD.

11. Infineon

Trước đây, công ty bán dẫn Infineon của Đức là chi nhánh của Siemens nhưng đã bị tách ra vào năm 1999 sau sự sụp đổ của thị trường bán dẫn. Infineon nhanh chóng phục hồi như một thực thể độc lập và đã đạt được thành công rực rỡ trong vụ chào sàn năm 2000 tại Frankfurt và New York.

Kết quả IPO: Infineon chào bán ra công chúng 174 triệu cổ phiếu, chiếm 29% vốn điều lệ và thu về 5.23 tỷ USD.

* Cổ phiếu ADS (American Depositary Shares) là phương tiện dành cho các tập đoàn nước ngoài ghi danh vốn đầu tư trên sàn chứng khoán Mỹ, như Sở Giao dịch Chứng khoán New York hoặc sàn NASDAQ.

Phước Phạm (Theo Time)

Các tin tức khác

>   Chứng khoán Mỹ ngược dòng thuyết phục, Nasdaq lên cao nhất 11 năm (08/02/2012)

>   Nỗi lo Hy Lạp đè nặng chứng khoán Mỹ (07/02/2012)

>   Facebook lên sàn, người dùng nên mừng hay lo? (06/02/2012)

>   EPFR: Tiền chảy mạnh vào cổ phiếu thị trường mới nổi và trái phiếu “rác” (06/02/2012)

>   Dow Jones lên cao nhất 4 năm, Nasdaq chạm đỉnh 11 năm (04/02/2012)

>   Chứng khoán Mỹ ngập ngừng, Dow Jones mất điểm muộn (03/02/2012)

>   Giới đầu tư hào hứng với cổ phiếu IPO của Facebook (02/02/2012)

>   Hầu hết tài sản của “cha đẻ” Facebook nằm trên giấy (02/02/2012)

>   Chứng khoán Mỹ bứt phá mạnh phiên đầu tháng 2 (02/02/2012)

>   Facebook chính thức nộp hồ sơ IPO 5 tỷ USD cổ phiếu (02/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật