Thứ Tư, 25/01/2012 09:16

VNM: Điểm sáng trên thị trường

(Vietstock) – Trong bối cảnh thị trường lao dốc và ảm đạm trong năm qua, cổ phiếu VNM của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) là một trong những cổ phiếu hiếm hoi lội ngược dòng.

Đây cũng là doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh hết sức khả quan và có hoạt động Quan hệ Nhà đầu tư (IR) tốt nhất trên thị trường năm 2011 theo khảo sát của Vietstock. (Xem kết quả khảo sát).

Cổ phiếu lội ngược dòng ngoạn mục

Có thể nói, 2011 là năm chứng kiến sự lao dốc của các chỉ số chứng khoán. Theo đó, VN-Index sụt giảm 26%, HNX-Index đánh mất 51% giá trị và hàng loạt cổ phiếu mất giá hơn 50%, thậm chí lên đến 70 - 80%.

Trái chiều với tình trạng chung của thị trường, cổ phiếu VNM lại nhận thêm 30,400 đồng, tương đương với mức tăng hơn 54%. Đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng trong năm Tân Mão, cổ phiếu VNM đạt 84,500 ngàn đồng.

Trong 248 phiên giao dịch, giá thấp nhất của VNM rơi vào ngày 05/01/2011 với 55,800 đồng/cp, giá cao nhất ở mức 96,000 đồng/cp vào ngày 07/11/2011. Đây là mức giá đã điều chỉnh sau đợt phát hành thêm cổ phiếu. Nếu tính theo mức giá chưa điều chỉnh, có phiên cổ phiếu VNM vọt lên đến 144,000 đồng/cp.    

Diễn biến giá cổ phiếu VNM trong 1 năm qua
 

Xét về thanh khoản, khối lượng giao dịch trung bình mỗi ngày chỉ đạt 49,754 cp. Giao dịch của khối ngoại cũng rất ít, chủ yếu là chuyển đổi qua lại trong nhóm do toàn bộ room dành cho đối tượng này đã lấp đầy.

Như vậy có thể thấy, mặc dù giá cổ phiếu VNM tăng trưởng ấn tượng nhưng giao dịch lại không được sôi động. Nguyên nhân chủ yếu do phần lớn nhà đầu tư rất khó có thể mua cổ phiếu này vì người nắm giữ không muốn bán bởi đây là cổ phiếu được giới đầu tư và chuyên gia đánh giá tốt.

Ở thời điểm hiện tại, VNM là một trong những công ty có thị giá cao nhất trên sàn HOSE.

Kết quả kinh doanh tăng trưởng kỷ lục

Một trong những nguyên nhân giúp VNM lội ngược dòng thành công dù thị trường lao dốc phải kể đến giá trị nội tại của doanh nghiệp, Trong đó, hiệu quả kinh doanh được đặt lên hàng đầu.

Kết thúc năm 2011, VNM công bố kết quả kinh doanh với doanh thu hơn 1 tỷ USD, tương đương 22,279 tỷ đồng, tăng 37% so với thực hiện 2010. Đây là năm đầu tiên VNM đạt doanh số xuất khẩu cao nhất từ khi thành lập với trên 140 triệu USD, tăng vọt 72% so với năm trước.

Thay vì co cụm hoạt động trong thời buổi kinh tế khó khăn như nhiều doanh nghiệp khác, VNM không những ổn định thị trường trong nước mà còn vươn mình ra nước ngoài. Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, bà Mai Kiều Liên – Chủ tịch HĐQT của VNM cho hay, thay vì đối đầu VNM chọn cách chủ động liên doanh với các đối tác nước ngoài để tận dụng những điểm mạnh như hệ thống phân phối trên toàn thế giới, chiến lược marketing toàn cầu...

Nhờ có chiến lược đúng đắn và cách thực hiện bài bản, VNM từng bước chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Nhờ đó, hoạt động xuất khẩu đem về doanh số khoảng 130 triệu USD mỗi năm cho VNM. Sản phẩm của công ty được xuất đi 15 quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ, Australia, Canada, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Irắc, Philippines, Hàn Quốc, Campuchia… Tại thị trường trong nước, tính đến hết năm 2011, thị phần sữa bột của VNM chiếm khoảng 30%.

Hiện VNM đã và đang đầu tư hàng loạt nhà máy như nhà máy chế biến bột sữa đặt tại trung tâm Đảo Bắc của New Zealand, nhà máy Miraka chuyên sản xuất sản phẩm bột sữa nguyên kem chất lượng cao với công suất tương đương 32,000 tấn/năm; nhà máy Mega (Bình Dương) có công suất lớn nhất Đông Nam Á với tổng vốn đầu tư hơn 2,527 tỷ đồng. Ngoài ra còn có nhà máy chế biến sữa bột Dielac 2 có công suất gấp 4 lần nhà máy Dielac hiện nay, nhà máy Đà Nẵng với công suất sản xuất 64.4 triệu lít sữa và 240 triệu hũ yogurt/ năm… Đây là những bước chuẩn bị cần thiết cho mục tiêu trở thành 1 trong 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất trên thế giới với doanh số 3 tỷ USD vào năm 2017.

VNM cũng vừa khởi động cho năm 2012 với nhiều triển vọng tốt đẹp bằng hợp đồng cung cấp sữa trị giá 10 triệu USD cho Thái Lan.

Trương Thơ

Các tin tức khác

>   V12: Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2011 giảm 9% (20/01/2012)

>   ICG: Quý 4 công ty mẹ lỗ 2.7 tỷ đồng (20/01/2012)

>   SDB: Năm 2011 lỗ hơn 28 tỷ đồng (20/01/2012)

>   Gần Tết 2012, PVF điều chỉnh giảm kế hoạch năm 2011 (20/01/2012)

>   PRUBF1 tổ chức Đại hội Nhà đầu tư Thường niên vào ngày 28/03 (20/01/2012)

>   SJC đặt chỉ tiêu giảm 39% lợi nhuận trước thuế trong 2012 (20/01/2012)

>   VNM: Năm 2011 công ty mẹ lãi ròng trên 4,166 tỷ đồng (20/01/2012)

>   IDI: Quý 4 lỗ 17 tỷ đồng (20/01/2012)

>   BHS đầu tư 23.8 triệu USD sản xuất mía đường tại Campuchia (20/01/2012)

>   SVC: Lãi ròng hợp nhất 38.8 tỷ đồng, bằng 60% kế hoạch năm (20/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật