Thứ Ba, 31/01/2012 06:27

Nghiêm cấm pha DME vào gas

Thời gian gần đây, thị trường gas đã xuất hiện dấu hiệu một số doanh nghiệp kinh doanh gas pha chất dung môi vào gas để hưởng lợi, và một số doanh nghiệp khác bị xử phạt vì tăng giá bán gas quá mức… Để giúp độc giả hiểu rõ hơn thực trạng này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Sĩ Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam, xung quanh các vấn đề trên…

* Phóng viên: Nghị định 107/QĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (tức LPG hay còn gọi là gas), cho phép doanh nghiệp được quyền quyết định giá bán gas. Vậy tại sao những ngày giáp Tết Nhâm Thìn vừa qua có 3 doanh nghiệp kinh doanh gas đã bị cơ quan chức năng phạt vì tăng giá bán, thưa ông?

* TS NGUYỄN SĨ THẮNG: Đúng như vậy, không như giá xăng dầu, Nghị định 107/QĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ 2010) hoàn toàn cho phép doanh nghiệp tự định đoạt giá bán gas. Tuy nhiên, muốn tăng giá bán thì doanh nghiệp phải giải thích lý do tăng giá và phải gửi thông báo giá bán mới đến cơ quan quản lý nhà nước. 3 doanh nghiệp kinh doanh gas bị phạt nêu trên, theo tôi được biết là do họ chưa thông báo giá bán mới mà đã tăng giá trên thị trường.

* Cơ sở nào để doanh nghiệp quyết định giá bán gas, thưa ông?

* Việc quyết định giá bán gas trong nước hoàn toàn phụ thuộc vào giá gas trên thị trường thế giới (chủ yếu từ khu vực Saudi Arabia), thường gọi tắt là giá CP. Giá gas của thị trường thế giới được công bố vào ngày cuối mỗi tháng để định giá gas cho tháng sau. Từ giá CP này, các công ty trong nước sẽ cộng thêm các khoản thuế, chi phí vận chuyển, chênh lệch tỷ giá và khấu hao vỏ bình... để hình thành nên giá bán mới.

Nhân đây chúng tôi cũng muốn lưu ý các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng quản lý thị trường cần phải tăng cường hơn nữa công tác giám sát việc tăng giá bán một cách vô tội vạ ở các đại lý, cửa hàng kinh doanh gas. Trên thực tế, hợp đồng kinh doanh giữa doanh nghiệp đầu mối với các đại lý đều có ghi rất rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của mỗi bên, trong đó có yêu cầu giá bán phải được ấn định theo các doanh nghiệp đầu mối, nếu không thực hiện sẽ áp dụng các biện pháp xử phạt như cảnh cáo, ngừng cung cấp hàng, điều chỉnh kịp thời để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng...

Nếu làm đúng theo hợp đồng thì không có vấn đề gì xảy ra, nhưng hiện nay các doanh nghiệp đầu mối đều không làm tốt khâu kiểm tra, giám sát, xử phạt đối với các đại lý, vì vậy mỗi lần thay đổi về giá hoặc có chính sách mới, các đại lý, cửa hàng bất tuân thủ, kể cả việc tự tăng giá một cách vô tội vạ. Điều này dễ gây hỗn loạn thị trường gas, gây thiệt hại lợi ích của người tiêu dùng…

* Dư luận cũng đang rất hoang mang về tình trạng gas bị pha thêm chất dung môi dễ cháy nổ, gây nguy hiểm cho người tiêu dùng, ông có thể cho biết chất dung môi đó là gì? Hiệp hội Gas Việt Nam có biện pháp gì để ngăn chặn tình trạng này?

* Dimethyl Ether (DME) là chất dung môi, giá trị nhiệt lượng thấp và thường được dùng trong các hoạt động sản xuất hóa chất. Do giá DME khá rẻ, thấp hơn 80-100USD/tấn so với gas nên một số công ty kinh doanh gas trong nước đã âm thầm nhập DME về trộn vào gas để bán ra thị trường. Điều này cực kỳ nguy hiểm, bởi theo các nhà khoa học, DME vốn là chất dung môi, vì vậy khi trộn vào gas, dung môi DME sẽ làm tan chảy các ron cao su trong hệ thống bếp gas, dẫn đến rò rỉ và gây cháy nổ. Trên thế giới, việc pha trộn DME vào gas để sử dụng chưa được công nhận. Riêng tại Trung Quốc, trước thực trạng nhiều vụ cháy nổ bếp gas có liên quan đến việc pha trộn DME, Chính phủ Trung Quốc cũng đã cấm hẳn việc pha trộn chất DME vào gas.

Trước tình hình này, Hiệp hội Gas Việt Nam vừa có văn bản số 24/CV-HHGVN gửi các Chi hội Gas miền Bắc, miền Nam và miền Tây khẳng định, việc sử dụng nhiên liệu DME pha vào gas đưa ra thị trường tiêu thụ đến nay vẫn chưa được phép vì không phù hợp tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm gas.

Để đảm bảo an toàn đối với người tiêu dùng, Hiệp hội Gas Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp thành viên không pha trộn DME vào gas, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng, các bộ ban ngành liên quan sớm có biện pháp kiểm tra, giám sát việc nhập khẩu DME, ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp pha trộn DME vào gas.

NGUYỄN THU TUYẾT

Sài gòn giải phóng

Các tin tức khác

>   Nhận 1.3%, dầu có tuần tăng giá đầu tiên trong 3 tuần (28/01/2012)

>   Giá gas tăng lên hơn 400.000 đồng/bình (28/01/2012)

>   Dầu nhích nhẹ lên sát 100 USD/thùng (27/01/2012)

>   “Trừng phạt Iran có thể làm giá dầu tăng 20-30%” (26/01/2012)

>   Dầu tăng sau cam kết của Fed nhưng chưa vượt 100 USD/thùng (26/01/2012)

>   Giảm phiên thứ 4 trong 5 ngày, dầu rớt mốc 99 USD/thùng (25/01/2012)

>   Dầu tăng hơn 1% do EU cấm vận dầu mỏ Iran (24/01/2012)

>   Iran tuyên bố ngừng mọi giao dịch bán dầu cho EU (23/01/2012)

>   Trung Quốc: lượng dầu thô nhập từ Iran tăng cao (22/01/2012)

>   Tăng kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh xăng dầu (21/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật