Thứ Tư, 11/01/2012 15:08

Ngành đường có lối ra sáng hơn

Các nhà máy đường trong nước đã đồng thuận thực hiện chương trình xuất khẩu đường dư trong năm 2012 để nâng giá đường nội địa.

Lối ra ấy là xuất khẩu

Trong tháng 1.2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu đường với khối lượng 30.000 tấn. Đây là lần đầu tiên ngành đường chính thức được xuất khẩu hàng. Theo ông Nguyễn Thành Long, Tổng Giám đốc Công ty Mía đường Cần Thơ, xuất khẩu là việc phải làm vì lượng đường tồn kho hiện nay rất lớn.

Ông Long cho biết 30.000 tấn đường nói trên sẽ được xuất cho đối tác Trung Quốc với mức giá tốt. Ông Long cũng cho rằng đây chỉ là một biện pháp tạm thời, khi sản lượng dư thừa thì xuất khẩu, nhưng khi trong nước thiếu đường thì lại nhập khẩu.

Tuy nhiên, phải nhìn nhận một thực tế là sản phẩm đường Việt Nam đang xuất khẩu chủ yếu qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Trong đó, một lượng rất lớn khoảng 200.000-300.000 tấn đường là được đưa lậu từ Thái Lan vào Việt Nam và xuất khẩu sang Trung Quốc để hưởng chênh lệch giá. Về thực chất, lượng đường thừa hiện nay cũng có một phần là do lượng đường nhập lậu lớn từ những năm trước tồn lại.

Bà Phạm Thị Sum, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa, Ủy viên thường vụ Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cho biết các nhà máy đường trong nước đã đồng thuận thực hiện chương trình xuất khẩu đường dư trong năm 2012 để nâng giá đường nội địa.

Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cho rằng xuất khẩu đường là chiến lược lâu dài của Hiệp hội chứ không phải là giải pháp tức thời. Chính vì vậy, để xuất khẩu, các nhà máy đường cần chia sẻ trách nhiệm bù lỗ xuất khẩu trên nguyên tắc tự trang trải, lấy lợi nhuận từ việc bán đường trong nước để bù đắp cho xuất khẩu. Còn khoản hỗ trợ của Chính phủ, nếu có, sẽ được hoàn trả cho các nhà máy. Việc phải bù lỗ cho xuất khẩu là do giá đường trong nước của Việt Nam hiện nay cao hơn giá thế giới.

Như vậy, việc xuất khẩu đường sẽ được tính theo từng bước. Mỗi nhà máy đều được giao chỉ tiêu cụ thể và 4 đầu mối là các công ty mía đường Biên Hòa, Lam Sơn, Cần Thơ, Quảng Ngãi sẽ tham gia xuất khẩu. Mỗi nhà máy sẽ phải xuất khẩu 10% sản lượng đường và sẽ bù lỗ từ lợi nhuận của đường nội địa.

Bước tiếp theo là cố gắng để không phải bù lỗ. Với việc được phép xuất khẩu đường, các doanh nghiệp có thể tự đi tìm đơn hàng có lãi trên. Thực tế, cũng đã có những đơn hàng xuất khẩu theo đường chính ngạch. Công ty Mía đường Biên Hòa đã có đơn hàng xuất khẩu 13.500 tấn cho Malaysia vào tháng 3.2003. Gần đây, Công ty Liên doanh Mía đường Tate&Lyle Nghệ An đã xuất 20.950 tấn đường sang lndonesia. Các doanh nghiệp này đều có lãi từ những đơn hàng này.

Mai Hân

NHỊP CẦU ĐẦU TƯ

Các tin tức khác

>   Thế giới thặng dư 413.000 tấn cao su  (11/01/2012)

>   Năm 2012, dự kiến xuất gần 900.000 tấn cao su (11/01/2012)

>   Bông giao dịch gần mức cao nhất trong hai tháng (11/01/2012)

>   Nông sản đồng loạt tăng giá (11/01/2012)

>   Indonesia đặt mục tiêu không nhập khẩu gạo năm 2012 (10/01/2012)

>   Đậu tương giảm do triển vọng kinh tế ảm đảm (10/01/2012)

>   Đà Lạt: Giá rau tăng mạnh (10/01/2012)

>   Giá đường thô thế giới sẽ giảm dần theo từng quý (09/01/2012)

>   Tăng tạm trữ, giữ giá lúa (07/01/2012)

>   Giá điều thô năm nay sẽ giảm (06/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật