Mỹ: Khủng hoảng việc làm kéo dài một thập kỷ nữa
Mặc dù bức tranh việc làm năm 2011 có sáng sủa , nhưng khủng hoảng việc làm có thể sẽ còn kéo dài hàng thập kỷ nữa đối với hàng triệu người Mỹ.
Nếu như nhiều năm trước đây, hàng triệu người đổ xô tới Mỹ với mong muốn đổi đời, thì dường như Giấc mơ Mỹ nay đã tan vỡ. Hiện tại ở Mỹ, người giầu cứ càng giầu thêm và người nghèo thì mãi nghèo.
Tại Orlando, Florida, Brenda Solomon đã mất công việc bán hàng hồi tháng 5 tại một cửa hàng bách hóa tổng hợp và thậm chí không thể tìm được một công việc tạm thời trong dịp nghỉ lễ Giáng sinh và Năm mới vừa qua. Vừa bước vào một trung tâm việc làm, Solomon, 58 tuổi vừa nói : “Tôi đã, đang và sẽ tiếp tục thử xem sao”.
Mới đây, Bộ Lao động Mỹ cho biết, các ông chủ đã tạo thêm hơn 200.000 công việc trong tháng 12, nhiều hơn mức mong đợi của phố Wall. Cả năm 2011, chỉ có 1,64 triệu việc làm được tạo ra, cao hơn năm 2010 và được coi là con số cao nhất kể từ năm 2006 đến nay.
Mặc dù vậy, số lượng việc làm được tạo ra cho nền kinh tế Mỹ vẫn chỉ khoảng 6,1 triệu, thấp hơn thời kỳ khủng hoảng 2007-2009. Điều này cho thấy, nhiều người Mỹ sẽ phải sống trong mòn mỏi chờ đợi việc làm .
Laquanda Carmichael, 39 tuổi, giáo viên môn khoa học và nhân viên bệnh viện đã không có việc làm hơn một năm nay và cũng không có dấu hiệu cải thiện chút nào trong thị trường lao động. Cô cho biết, vẫn tiếp tục tìm mọi việc làm kể cả dọn dẹp nhà kho hay bệnh viện.
Paul Krugman, chuyên gia kinh tế của Đại học Princeton cho biết, phải mất ít nhất 10 năm nữa, thị trường việc làm Mỹ mới hồi phục được. Theo Krugman, với đà tăng dân số như hiện nay, mỗi tháng, Mỹ phải tạo ra thêm ít nhất 100.000 việc làm.
Tuy nhiên, tỉ lệ thất nghiệp theo trình độ học vấn có sự khác nhau rõ rệt. Trong khi 90% sinh viên tốt nghiệp năm 2011 tại Học viện công nghệ Worcester tìm được việc làm, tỉ lệ này cũng tương đương như trước. Jeanette Doyle, Giám đốc trung tâm phát triển sự nghiệp của trường này cho biết, 7 công ty được phép vào tuyển chọn sinh viên của trường, khoảng 17 công ty khác còn đang xếp hàng chờ.
Đối với những người lao động chân tay, tìm việc là vô cùng khó khăn. Anh Richard White, công nhân xây dựng cũng có mặt tại Trung tâm việc làm ở Orlando cho biết, anh đã không tìm được việc làm ổn định trong 3 năm qua, ngoài những công việc thời vụ như làm điện hoặc làm thợ mộc.
Tháng 12, ngành công nghiệp xây dựng Mỹ đã tạo thêm 17 .000 công việc, nhưng các nhà thầu đều bị thua lỗ bởi nạn bong bóng nhà ở nên lâm vào khủng hoảng. Xây dựng khu vực lún sâu nhất so với các khu vực kinh tế khác trước khi nó có thể hồi phục được.
Gần 2/3 người dân Mỹ đang sống ở mức dưới đáy của xã hội. So với các cường quốc ở phương Tây, Mỹ là một trong số những nước có sự thích nghi xã hội kém nhất. Theo New York Times, ít nhất có 5 nghiên cứu chỉ ra rằng Mỹ là nước kém năng động nhất so với các nước phương Tây. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới việc Mỹ vẫn lún sâu trong suy thoái kinh tế.
Hạnh Lê (Theo Reuters)
Tiền Phong
|