Thứ Sáu, 27/01/2012 09:07

Chuyện xăng chuyện dầu

Không ầm ĩ như việc chơi chứng khoán. Chẳng đảo điên như kiểu chơi vàng. Cũng chẳng sốc như kinh doanh bất động sản, nhưng có lẽ kinh doanh xăng dầu trong năm qua tại Việt Nam được coi là đề tài “hot” trong số những đề tài “hot” nhất của công luận.

Nói về các nhà cung cấp xăng dầu ở Việt Nam, có người ví von họ giống một cô con gái đang tuổi cập kê và có một ông bố đưa ra một tiêu chí là con gái anh ta phải lấy một thằng chồng to cao đẹp trai, mắt xanh, da trắng, tóc đen, có học thức, giỏi giao tiếp và có địa vị, đồng thời phải hiểu được phong cách Á Đông, thương vợ thương con, biết ăn những món ăn thực sự thuần Việt. Đặc biệt là phải tuân thủ khuôn vàng thước ngọc mà nhạc phụ và nhạc mẫu đề ra. Với ngần ấy tiêu chí, tác giả dám chắc cô gái đó có đến “tết Công-gô” cũng chưa thể có bạn trai chứ chưa nói là cô có thể đi làm dâu trăm họ. Và cũng chắc chắn là chẳng có chàng nào ngu dại mà lao vào làm rể của một ông bố như thế.

Kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam cũng vậy. Chúng ta vừa muốn các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vừa bảo toàn vốn và có lãi, nhưng các doanh nghiệp này cũng đồng thời phải có nghĩa vụ bình ổn thị trường. Với cái gọi là thị trường nửa vời như vậy thì rất khó để doanh nghiệp có thể  thỏa mãn được đầy đủ các yêu cầu của Nhà nước và xã hội. Và chắc chắn một điều,chúng ta có tách hoặc mở cửa thêm cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia cũng chẳng có ai dám vào, nếu bài toán lợi nhuận không khả thi.

Trở lại câu chuyện cô gái ở trên. Cô ta muốn lấy chồng và sẵn sàng làm dâu trăm họ lắm chứ, nhưng thử hỏi với tiêu chí cha cô gái đặt ra làm sao cô ta có thể lấy được chồng. Cô ta sẽ lấy chồng và chỉ có thể lấy được chồng, nếu ông bố chịu hiểu và sửa cái quy định mà đã trót đề ra. Cũng như ông bố cô gái kia, Nhà nước cần có được những quy định xác đáng và khoa học, dung hòa được lợi ích giữa doanh nghiệp, Nhà nước và người tiêu dùng. Chỉ có thể, may ra nhà nước mới hết khổ, doanh nghiệp cũng yên tâm đầu tư và người tiêu dùng cũng thấy thật sự thoải mái. Đó là lỗi cơ chế.

Ở một góc độ khác, góc độ của những người làm kinh tế. Không phân biệt là doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hay tư nhân, nhưng nếu đã là doanh nghiệp, anh phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Có nghĩa là anh phải kinh doanh đúng pháp luật, bảo toàn vốn và có lãi. Để đạt được điều đó anh phải xoay xở, phải sử dụng đồng vốn một cách thông minh nhất, hiệu quả nhất, nếu anh không muốn bị phá sản. Và đó có thể coi là một trong những lý do để doanh nghiệp mở rộng đầu tư, thậm chí đầu tư ngoài ngành.

Nhưng lẽ đời, đâu phải ai muốn cũng được. Việc các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành và không hiệu quả tại thời điểm nào đó có thể là không đúng, nhưng nếu quyết định đó mang lại hiệu quả đâu hẳn đã là sai. Điều lệ công ty và pháp luật doanh nghiệp đã quy định rất rõ về trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu doanh nghiệp, nên chắc chắn chẳng ai dại gì đi chuốc họa vào thân. Vì vậy, có thể nói việc này là vô cùng. Đúng hay sai thật khó lường. Nói hay đừng là việc của người nói.

Đầu xuân, xin tản mạn, giãi bày mấy dòng như vậy!

Phạm Mạnh Cường

Petrotimes

Các tin tức khác

>   Bà Phạm Chi Lan: Tạo sức ép lên độc quyền để có giá thị trường (27/01/2012)

>   Tiếp lửa cho doanh nhân (26/01/2012)

>   Thực phẩm tăng tối đa 50% trong dịp Tết (26/01/2012)

>   Vinashin: Đơn kiện đòi bồi thường 600 triệu USD vô giá trị (25/01/2012)

>   Đầu năm, doanh nhân nói chuyện vốn (24/01/2012)

>   Tái cấu trúc, hãy né tránh quan điểm chở che (20/01/2012)

>   Nhập siêu năm 2011 chốt ở mức hơn 9,8 tỷ USD (20/01/2012)

>   Nhìn lại thương vụ chuyển nhượng trị giá 90 triệu USD của Bia Huế (19/01/2012)

>   Ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm trả lương cao nhất (19/01/2012)

>   Bộ Tài chính yêu cầu các DN giữ ổn định giá xăng dầu (19/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật