Thứ Bảy, 03/12/2011 15:14

Xử phạt doanh nghiệp bán xăng "dỏm" như... gãi ngứa

Việc Chi cục TCĐLCL TPHCM phối hợp với các ngành chức năng liên quan kiểm tra, phát hiện 16/32 mẫu xăng thu được tại 55 cửa hàng kinh doanh xăng dầu vi phạm về chất lượng thêm một lần nữa cho thấy các đợt phát hiện và xử lý trước đây chỉ như… gãi ngứa.

Bởi, số tiền phạt theo quy định của pháp luật so với món lợi từ các vụ vi phạm mang lại là… chuyện nhỏ.

Lợi lớn từ bán hàng kém chất lượng

Các mẫu xăng A92 (11 mẫu) qua kiểm định có chỉ số octan đạt thấp nhất là 82,5 và cao nhất cũng chỉ đạt 89,4. Còn các mẫu xăng A95 (5 mẫu), chỉ số octan trên thực tế đạt cao nhất là 93,8 và thấp nhất chỉ là 86,1. Trong một số trường hợp, xăng rêu rao là A92 nhưng thực chất còn chưa đạt tiêu chuẩn xăng A83, song có giá bán cách biệt tới 400-500 đồng/lít. Sự chênh lệch về chỉ số octan không chỉ cho thấy chất lượng xăng thấp không đạt tiêu chuẩn, mà phía chủ cửa hàng theo đó đã gian dối nhằm móc túi người tiêu dùng nhiều hơn. Với một cây xăng mỗi ngày bán ra hàng ngàn lít xăng, món lợi lên đến hàng triệu đồng. Nhân với thời gian sản phẩm kém chất lượng được bán với giá cao, món lợi bất chính của các chủ cửa hàng kinh doanh xăng dầu còn lớn hơn.

TPHCM có đến vài trăm cây xăng, con số 55 cửa hàng được kiểm tra trong khoảng thời gian từ 27.9-16.11 vừa qua mới chỉ chiếm khoảng 1/10. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, chiêu gian dối về chất lượng như vậy không còn là mới, vấn đề là cơ quan chức năng kiểm tra tới đâu mà thôi. Chủ cửa hàng chỉ cần gian lận cho chỉ số octan thấp đi một chút đã có thể thu về món lợi lớn.

Cứ phạt rồi cho tồn tại

Trao đổi với chúng tôi chiều ngày 2.12 bà Nguyễn Thị Kim Huệ - Phó chánh thanh tra Sở KHCN TPHCM -cho biết, hồ sơ về vụ 11 DN kinh doanh xăng dầu vi phạm đang được xử lý vì thế chưa có quyết định cuối cùng. Tuy nhiên theo bà Huệ, Nghị định số 54/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TCĐLCL thì mức xử phạt tiền cao nhất là 30 triệu đồng, không có chế tài quy định tịch thu sản phẩm tang vật vi phạm. Việc chứng minh người tiêu dùng nào là nạn nhân cũng khó khăn vì hầu hết các cây xăng hiện nay không có in hóa đơn hay phiếu bán hàng cho khách mua lẻ.

Điều 3, khoản 3, điểm b của Nghị định 54 cũng quy định “thu hồi về ngân sách nhà nước số tiền thu lợi bất hợp pháp...”. Nhưng sự ách tắc ở chỗ là làm thế nào để xác định số tiền thu lợi bất hợp pháp là bao nhiêu, DN đã bán ra bao nhiêu lít xăng kém chất lượng để thu lợi bất chính... Chính vì thế, rất nhiều vụ bán xăng kém chất lượng xảy ra từ trước tới nay, nhưng rút cuộc cũng chỉ là phạt và cho tồn tại. Mức phạt tối đa 30 triệu đồng chẳng khác nào... gãi ngứa vì nó chẳng thấm tháp vào đâu so với số tiền thu lợi bất chính từ sự vi phạm. Trên thực tế, rất ít trường hợp đối tượng vi phạm bị rút giấy phép kinh doanh trừ trường hợp tái phạm nhiều lần.

Ngày 2.12, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TPHCM cho biết, đoàn liên ngành kiểm tra xăng dầu TPHCM do Chi cục QLTT làm trưởng đoàn đã kiểm tra 83 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn. Qua kiểm tra, đoàn liên ngành đã phát hiện 33 vụ vi phạm, xử phạt hành chính các vi phạm hơn 453 triệu đồng.

M.Thoa

Thế Lâm

lao động

Các tin tức khác

>   Dầu tăng 4.3%/tuần lên 100.96 USD/thùng (03/12/2011)

>   Doanh nghiệp bán xăng 'dỏm' đổ lỗi vòng quanh (02/12/2011)

>   Dầu giảm nhưng giữ vững trên mốc 100 USD/thùng (02/12/2011)

>   Bộ Tài chính: Giảm 288 đồng/lít xăng thì cũng rất thấp! (01/12/2011)

>   Dầu tăng 7.7%/tháng lên trên 100 USD/thùng (01/12/2011)

>   Từ 1-12 giá gas tăng 5.000 đồng/bình (30/11/2011)

>   Lời 1.000 đồng/lít vẫn chưa giảm giá xăng (30/11/2011)

>   Dầu tăng phiên thứ 3 nhờ niềm tin tiêu dùng lạc quan (30/11/2011)

>   PetroVietnam gặp khó khi tái xuất xăng dầu (29/11/2011)

>   Doanh nghiệp xăng dầu tăng nhập khẩu (29/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật