Thứ Ba, 13/12/2011 23:15

Vẫn chưa yên tâm đơn hàng dệt may 2012

Nhiều doanh nghiệp trong ngành may mặc cho biết đang sản xuất sản phẩm để giao cho khách hàng tại các thị trường xuất khẩu vào các tháng đầu năm tới. Nhưng các doanh nghiệp nhận định rằng tình hình đơn hàng của cả năm 2012 vẫn chưa có gì chắc chắn.

Theo ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần sản xuất - thương mại may Sài Gòn (Garmex Saigon), công ty đang làm hàng giao đầu năm 2012 và đã đảm bảo có được một số đơn hàng cho đến tháng 3, tháng 4 năm tới.

Ông Hùng nói hiện một số khách hàng đã cam kết đặt hàng, nhưng phải đến cuối tháng này họ mới quyết định đơn hàng cụ thể. Theo đó, về ngắn hạn, Garmex Sài Gòn đã có đơn hàng tương đối ổn định cho những tháng đầu năm sau, nhưng chưa biết cụ thể lượng đơn hàng tăng hay giảm cho nửa cuối năm 2012.

Ông Hùng cho biết thêm, đối với đơn hàng năm 2012, có hiện tượng khác với những năm trước là khách hàng hứa đặt hàng, nhưng chưa đưa ra quyết định cụ thể, mà đang kỳ kèo giá. Để đảm bảo doanh thu, công ty đã tìm, làm thêm đơn hàng từ Nhật Bản thay vì tập trung nhiều vào thị trường châu Âu như trước.

Ông Ngô Trung Kiên, tổng giám đốc công ty cổ phần may Sài Gòn 2, cho biết, trong tháng 9 và 10 năm nay thì số đơn hàng của công ty có sụt giảm ở cả thị trường châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, đến nay, tính hình đơn hàng hiện ổn định trở lại và công ty cũng đang làm hàng để giao cho tháng 1-2012.

Còn một số doanh nghiệp khác trong ngành may cho rằng họ đã có đơn hàng làm cho đầu năm 2012. Trong đó, nhìn chung, đơn hàng được đặt từ các thị trường Nhật Bản, Mỹ tương đối ổn định và có khả năng tăng, nhưng đối với thị trường châu Âu thì sụt giảm.

Theo ông Phạm Tuấn Kiên, giám đốc của công ty TNHH may mặc xuất khẩu Tân Châu - thành viên của Tập đoàn dệt may Việt Nam, cho rằng, lượng hàng may mặc nói chung hiện không nhiều, nên việc cạnh tranh về giá cũng khá gay gắt, đặc biệt đối với những đơn hàng dễ làm. Ông nói dù khách hàng có đặt hàng thêm, thì điều này không có nghĩa tình hình của cả năm sau sẽ tốt.

Theo Bộ Công Thương, một số doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất áo sơ mi và quần âu đã bị hủy hợp đồng, thậm chí không ký được đơn hàng cho quí 1-2012. Lý giải trong báo cáo 11 tháng 2011, bộ cho rằng, nguyên nhân là xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động mạnh từ chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ sau khi gỡ bỏ trần nợ công và kinh tế chưa có dấu hiệu khởi sắc, từ việc tiết kiệm tiêu dùng tại Nhật Bản và từ khủng hoảng nợ công đang có dấu hiệu lan rộng tại châu Âu.

Theo Tổng cục Hải  quan Việt Nam, trong 11 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 12,78 tỉ đô la Mỹ, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ chiếm khoảng 50%, sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) chiếm trên 17%, sang Nhật Bản chiếm 11% và sang Hàn Quốc chiếm 6%.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương về tình hình sản xuất của ngành dệt may trong 11 tháng năm 2011, sản xuất một số nguyên liệu vải gần đây có xu hướng giảm dần, vải dệt từ sợi bông 11 tháng của năm 2011 giảm 3,6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo trong 11 tháng tăng 21,6% so với cùng kỳ. Ngoài ra, quần áo may sẵn vẫn tiếp tục tăng 11,5%, nhưng tốc độ tăng trưởng, chậm hơn so với năm 2010 (tăng 18,7%).

T.Thu

tbktsg

Các tin tức khác

>   Nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Cuba (13/12/2011)

>   Chưa chính thức phát điện cạnh tranh vào 1/1/2012 (13/12/2011)

>   Vụ ACB đòi nợ Indochina Airlines: Bên bảo lãnh có lỗi (13/12/2011)

>   Yêu cầu các sở tài chính bình ổn giá dịp Tết 2012 (13/12/2011)

>   Công bố báo cáo cạnh tranh công nghiệp năm 2011 (13/12/2011)

>   Ôtô lên cơn sốt (13/12/2011)

>   11 tháng, lượng tiêu thụ than của Vinacomin tăng 16% (13/12/2011)

>   Hóa giải thách thức của thủy sản (13/12/2011)

>   10 điểm vượt trội của xuất khẩu 2011 (13/12/2011)

>   Dấu hỏi lớn về mỏ sắt Thạch Khê (13/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật