Thứ Hai, 26/12/2011 17:44

Những điểm sáng cổ tức 2011

Càng về cuối năm, càng có nhiều công ty đại chúng thông báo tạm ứng cổ tức năm 2011, trong đó có đơn vị đã trả hết cổ tức theo chỉ tiêu ĐHCĐ giao, có công ty trả mức cổ tức rất cao. Đây là những điểm sáng trong bối cảnh nhiều DN làm ăn bết bát như năm nay.

* Điểm mặt doanh nghiệp chi cổ tức 2011 cao “ngất ngưởng”

Mọi năm, vào thời điểm này, các DN đã bắt đầu công bố kết quả kinh doanh dự kiến cả năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung, năm nay, hầu hết DN đều tỏ ra dè dặt. Lãnh đạo các DN khi được hỏi đều từ chối khéo, rằng phải chờ đến hết 31/12 mới biết kết quả chính xác. Dù vậy, điểm qua tình hình tạm ứng cổ tức năm 2011 thì không phải không có những điểm sáng.

Đầu tiên phải kể đến CTCP Vận chuyển hàng hóa Nội Bài (NCTS), tính đến nay, công ty này đã hai lần tạm ứng cổ tức năm 2011. Tính chung cả 2 đợt, các cổ đông đã được lĩnh 7.000 đồng cổ tức/ cổ phiếu.

NCTS là đơn vị thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam, đi vào hoạt động từ năm 2005. Với vốn điều lệ 95,85 tỷ đồng, NCTS hoạt động trong lĩnh vực đặc thù và có nhiều lợi thế thương mại.

Hiện nay, Công ty cung cấp dịch vụ cho 24 hãng hàng không đang khai thác tại Sân bay Quốc tế Nội Bài và trên 200 công ty, đại lý giao nhận hàng hóa.

Được biết, năm ngoái, NCTS đã trả cổ tức rất cao 128%. Năm nay, NCTS đặt kế hoạch doanh thu 328 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 144,4 tỷ đồng.

Đến nay, NCTS vẫn chưa công bố kết quả kinh doanh cả năm, song dựa vào con số cổ tức tạm ứng thì có thể thấy, Công ty kinh doanh khá thuận lợi.

Một nguồn tin cho hay, ít nhất, NCTS sẽ hoàn thành kế hoạch trả cổ tức 120% cho cổ đông. Nếu vậy, đây sẽ là mức cổ tức "khủng" trong bối cảnh thị trường không mấy sáng sủa như năm nay.

Cách đây ít lâu, trao đổi với cổ đông tại buổi lễ sáp nhập Công ty Dịch vụ tiết kiện Bưu điện vào Ngân hàng Liên Việt Post, một lãnh đạo của ngân hàng này cho hay, sẽ cố gắng nâng cao hiệu quả kinh doanh để tăng mức cổ tức lên 20%. Tuy nhiên, trong giai đoạn thị trường tiền tệ còn nhiều khó khăn, mức cổ tức 2011 được Liên Việt Post chốt lại là 15%.

Tính đến thời điểm này, sau 3 lần tạm ứng cổ tức, Ngân hàng đã hoàn thành chỉ tiêu và đây không phải là con số thấp so với mặt bằng chung của ngành ngân hàng.

Với số vốn điều lệ 540 tỷ đồng, CTCP Phân lân Phốt phát Lâm Thao (Lafchemco) là DN cung cấp các sản phẩm phân bón, hóa chất lớn nhất ở miền Bắc.

Năm ngoái, Công ty trả cổ tức 40% và năm nay Lafchemco đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế 225 tỷ đồng, cổ tức 35%; trong đó 15% trả bằng tiền mặt và 20% bằng cổ phiếu.

Đến thời điểm này, Lafchemco đã tạm ứng cổ tức 10% bằng tiền mặt cho cổ đông. Trao đổi với ĐTCK, đại diện Công ty cho biết, dù tình hình thị trường có nhiều khó khăn hơn so với năm trước, nhưng Lafchemco đã cố gắng hoàn thành vượt mức kế hoạch.

Đến cuối tháng 11/2011, Công ty đã vượt ngưỡng 300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, bởi vậy việc tạm ứng cổ tức theo Nghị quyết ĐHCĐ không làm khó DN.

Trên thị trường, một số DN khác cũng đã tạm ứng cổ tức như CTCP Xuất nhập khẩu than - Vinacomin (V-Coalimex) tạm ứng 16%, CTCP Sơn tổng hợp Hà Nội tạm ứng 10%, Tổng CTCP Bảo hiểm quân đội (MIC) tạm ứng 6%, CTCP Bia Sài Gòn miền Tây tạm ứng 20%. CTCP Đầu tư xây dựng 3-2 (CIC 3-2) cũng 2 lần tạm ứng cổ tức 6% và 7%.

Năm nay, CIC 3-2 dự kiến trả cổ tức 24%. CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS) đã 2 lần tạm ứng cổ tức lần lượt là 10% và 5%, trả xong mức cổ tức theo kế hoạch ĐHCĐ giao hồi đầu năm. Năm ngoái, QNS trả cổ tức bằng 115% mệnh giá, trong đó 15% bằng tiền mặt và 100% bằng cổ phiếu.

Theo ông Bùi Văn Mai, Tổng thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề (VACPA), việc DN tạm ứng cổ tức là điều nên khuyến khích để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.

Hơn nữa, phải là những DN có tình hình tài chính, kinh doanh tốt mới có thể sớm tạm ứng với mức cổ tức cao, như vậy nhà đầu tư cũng yên tâm nắm giữ cổ phiếu hơn.

Tuy nhiên, DN cũng cần lưu ý đến việc quản lý dòng tiền, đảm bảo tình hình kinh doanh phù hợp với tình hình tài chính, thay vì việc vẫn tạm ứng cổ tức, trong khi tiếp tục phải đi vay ngân hàng với lãi suất cao để phục vụ cho hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Mặt khác, cần hạch toán kế toán tương đối chính xác, để tránh bị "hố" khi tạm ứng cổ tức quá mức so với dòng tiền chốt vào dịp cuối năm.

Bùi Trang

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Thực phẩm Bích Chi: Lấy ý kiến tăng cổ tức lên 40% (26/12/2011)

>   SRF: 05/01 chốt quyền nhận cổ tức đợt 2/2011 tỷ lệ 10% (26/12/2011)

>   HTC: 10/01 chốt quyền nhận cổ tức 5% bằng tiền (26/12/2011)

>   Ngán ngẩm với doanh nghiệp "ngâm" cổ tức 2010 suốt 1 năm (26/12/2011)

>   CMS: 03/01 chốt quyền nhận cổ tức 15% bằng tiền (23/12/2011)

>   ST8: Cổ đông đồng ý chia cổ tức 10% bằng tiền (23/12/2011)

>   TRC: 13/01 chốt quyền nhận cổ tức 15% bằng tiền (23/12/2011)

>   CPC: 08/02 chốt quyền nhận cổ tức 10% bằng tiền và dự ĐH (23/12/2011)

>   Thiếu tiền, SD3 lại trì hoãn việc thanh toán cổ tức   (22/12/2011)

>   HPG sẽ phát hành hơn 31 triệu cp trả cổ tức, tỷ lệ 10:1 (22/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật