Thứ Sáu, 23/12/2011 06:50

CHÍNH QUYỀN CŨNG PHÁ SẢN - BÀI 1

Muốn phá sản cũng không dễ!

Ở Mỹ, chuyện phá sản không chỉ dành cho doanh nghiệp mà còn áp dụng cho cả chính quyền khi ngân sách thâm thủng. Nhưng ở Mỹ, việc thú nhận nghèo túng cũng khó ngang ngửa với vỗ ngực xưng giàu có…

Không thể gồng nổi nữa, TP Harrisburg, thủ phủ của bang Pennsylvania đành nộp đơn xin bảo hộ phá sản và tìm cách thoát khỏi những rắc rối về tài chính. Harrisburg đã mất đi giá trị sản xuất chủ lực, gần một nửa tài sản được miễn thuế và hơn 1/4 số hộ sống trong nghèo đói. Trong hồ sơ xin phá sản, Hội đồng TP khai số tiền nợ được cam kết khoảng 242 triệu USD, trong đó có 65 triệu USD quá hạn.

Khánh kiệt thì tuyên bố phá sản

Theo những người am hiểu, giọt nước làm tràn ly dẫn đến chuyện xin phá sản của TP này chính là món nợ 310 triệu USD tiền đầu tư xây dựng lò đốt chất thải theo công nghệ mới nhằm biến rác thải thành năng lượng. Khi đổ tiền đầu tư xây dựng lò đốt hiện đại này, Hội đồng TP chắc mẩm nó sẽ ăn nên làm ra nhưng trong khi người dân Harrisburg trả tiền nghiền rác cao nhất nước Mỹ thì cơ sở này không thể kiếm ra đủ tiền để trả nợ. Dự án trên được đề xuất với tính chất tự chủ, oái oăm thay chính nó lại đưa TP sa vào cái bẫy nợ nần. Hai năm qua, Harrisburg đã lờ việc trả nợ tiền xây dựng lò đốt rác và chính điều đó đã châm ngòi cho Công ty Assured Guaranty Ltd khởi kiện.

Sự túng bấn thường khiến người ta phát cáu và thiếu kiềm chế.

Cuối tháng 10 năm nay, Hội đồng TP nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Luật Phá sản, trở thành TP thứ hai ở Mỹ sa vào cảnh lụn bại trong sự mâu thuẫn nội bộ sâu sắc. Harrisburg với 49.500 dân là TP lớn nhất nộp đơn xin phá sản kể từ vụ phá sản của TP Vallejo (hạt Solano, bang California) vào năm 2008.

Tính từ năm 1980 đến nay, nước Mỹ đã có 48 vụ phá sản của các TP, bang, thị trấn và làng. Trong ảnh: TP Harrisburg đang thoi thóp vì khánh kiệt. Ảnh: REUTERS

Tuy nhiên, ngay trong Hội đồng TP cũng có hai quan điểm trái chiều về việc nên hay không nên tuyên bố phá sản. Phe “không nên” do Thị trưởng Linda Thompson đứng đầu cảm thấy “xấu hổ” với việc nộp đơn xin phá sản. Phe “nên” thì khẳng định nộp đơn phá sản là giải pháp cần thiết. Ủy viên Hội đồng Brad Koplinski bảo vệ việc nộp đơn. Ông tuyên bố: “Đây là sự lựa chọn duy nhất. Những người nộp thuế và TP bị những người sở hữu trái phiếu và chính quyền bang dồn vào đường cùng và tịch biên. Chúng tôi biết đây không phải là điều hay ho gì. Nhưng nó là điều tốt nhất mà chúng tôi làm được vào lúc này”. Một cuộc thăm dò cử tri mới đây của Harrisburg cho kết quả 13% ủng hộ việc nộp đơn phá sản.

Trên bảo dưới không nghe

Việc Hội đồng TP Harrisburg đệ đơn xin phá sản cũng đánh dấu sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa các quan chức của TP và các nhà lập pháp của bang. Sở dĩ nói như vậy là vì hồ sơ được đệ trình là bằng chứng cho thấy TP đã bác bỏ kế hoạch do chính quyền bang Pennsylvania ấn xuống là bán hoặc cho thuê tài sản để trả nợ. Các nhà lập pháp bang Pennsylvania hy vọng việc thông qua kế hoạch trên sẽ đồng nghĩa với sự tiếp quản của bang đối với kế hoạch phục hồi tài chính của TP.

Nhưng TP lại nghĩ khác bang. Để tăng ngân khố, một số quan chức Harrisburg muốn áp đặt một loại thuế đối với những người từ các vùng ngoại ô vào TP. Đồng thời, những rắc rối về tài chính và tranh luận về chính trị lâu ngày chày tháng ở Harrisburg cũng là nguyên nhân khiến các quan chức của bang (có trụ sở làm việc trên địa bàn TP) lúng túng.

Ở Harrisburg, việc đề xuất phá sản làm cho chính quyền bang, những người sở hữu trái phiếu và các công ty bảo hiểm - “ân nhân” giúp đỡ nợ của TP - khó khăn thêm. Theo luật của bang Pennsylvania, TP sẽ phải bán rẻ các tài sản sinh lợi và tăng thuế đối với khu vực dân số có tỉ lệ đói nghèo khoảng 29%. Ngư?c l?i, ?y vi?n H?i ??ng ợc lại, Ủy viên Hội đồng Koplinski khẳng định kế hoạch trên sẽ biến Harrisburg thành một “TP ma”. Hai bên khó mà gặp nhau khi một phát ngôn viên của thống đốc bang, ông Tom Corbett, nói chắc nịch: “Theo quan điểm chúng tôi, việc nộp đơn xin bảo hộ phá sản ở đây là việc làm bất hợp pháp, không thể chấp nhận được”.

Thị trưởng Linda Thompson phản đối nộp đơn phá sản. Ảnh: wsj.com

 

Harrisburg là nơi có tòa nhà tráng lệ của cơ quan lập pháp bang và hàng chục cơ quan hành chính của bang nhưng nó lại là một TP tương đối nghèo. Một số quan chức Harrisburg nói rằng tình hình tài chính của TP bị chính quyền bang gây khó khăn, chẳng hạn bang bắt TP thu tiền thuế bất động sản đối với các cơ sở của nhà nước thấp xuống. Công chức của bang làm việc ở TP nhưng thường sống ở những nơi khác. Cái kế hoạch do bang hậu thuẫn để giải quyết tình trạng hỗn độn về tài chính của TP không có gói cứu trợ tài chính nào.

Thật ra, chính quyền bang Pennsylvania sợ việc nộp đơn này có thể sẽ kích động một phản ứng pháp lý từ phía bang. Nên nhớ từ đầu năm 2011 bang đã thông qua quy định nhằm ngăn cản TP nộp đơn xin phá sản. Theo các chuyên gia pháp lý, TP cũng phải chứng minh trước tòa phá sản của liên bang rằng đây là sự vỡ nợ có tính kỹ thuật (trong khi trường hợp của Harrisburg thì không dễ thẩm định tí nào).

Chưa có hồi kết

Đơn xin phá sản của TP Harrisburg nộp hôm 11-10 đã bị tòa án liên bang bác bỏ với lý do Hội đồng TP không được ủy quyền đứng đơn. Hôm 23-11, Thẩm phán Mary D. France tổ chức một phiên điều tra ban đầu tại Harrisburg để xác định Hội đồng TP có vi phạm pháp luật của bang hay không khi đa số quyết định nộp đơn theo quy định tại Chương 9 của Luật Phá sản. “Theo Chương 9 của luật này, tất cả địa phương trực thuộc TP phải đồng ý ký vào đơn” - Thẩm phán Frane giải thích - “Tôi nhận thấy Hội đồng TP không được ủy quyền nộp đơn trong vụ này”. (Hiểu nôm na, nếu ở Việt Nam phải có thêm ý kiến của HĐND cấp phường, xã.)

Thẩm phán France đề nghị các luật sư của cả hai bên tập trung xem xét Đạo luật 26 năm 2011 của bang Pennsylvania có vi hiến không. Đ?o ạo luật này cấm các chính quyền khu vực thuộc TP Harrisburg nộp hồ sơ xin phá sản trước tháng 7-2012. “Trường phái” chống phá sản, đứng đầu là Thống đốc Corbett và Thị trưởng Thompson đã vận dụng tối đa đạo luật này. Kết thúc phiên tòa, Thẩm phán France cho rằng Đạo luật 26 là hợp hiến và tái khẳng định bản thân Hội đồng TP không có thẩm quyền nộp đơn xin phá sản.

Đương nhiên Ủy viên Hội đồng TP Brad Koplinski và các đồng nghiệp thuộc “phe” ủng hộ phá sản sẽ kháng cáo quyết định của Thẩm phán France. Cùng quan điểm với ông Koplinski, luật sư Neil Grover, đồng sáng lập tổ chức quan sát nợ của những người nộp thuế, cho biết sẽ theo đuổi cuộc chiến này. Ông này kiên định: “Đây là loại vấn đề chỉ được giải quyết ở Tòa án Tối cao liên bang”. Ông Grover còn ví von: “Nếu Harrisburg buộc phải thanh toán toàn bộ số nợ, cái TP không có tiền mặt nằm ven sông Susquehanna này sẽ chỉ là một cái vỏ sò”.

Hôm 23-11, Thị trưởng Thompson đưa ra bản đề xuất ngân sách ước 55,5 triệu USD cho năm tới, theo đó TP sẽ trả bớt nợ cho công trình lò đốt rác từ nguồn ngân sách lần thứ hai trong vòng hai năm và việc bán hoặc cho thuê tài sản của TP sẽ tạo ra 93,6 triệu USD để trả nợ.

Đến nay, vụ xin phá sản này vẫn chưa có phán quyết cuối cùng của Tòa án Tối cao liên bang.

Phải bán hoặc cho thuê tài sản để trả bớt nợ

Trong khi chờ phán quyết của tòa án, bang Pennsylvania thông qua một kế hoạch “vãn hồi trật tự”. Đó là việc quản lý tài sản của TP, lên kế hoạch bán hoặc cho thuê để lấy tiền trả nợ. Để chắc ăn, ngày 18-11, văn phòng Thống đốc Tom Corbett đã bổ nhiệm ông David Unkovic, luật sư trưởng phụ trách Phòng Phát triển kinh tế của bang, vào tiếp quản vấn đề tài sản của TP. Quyết định bổ nhiệm được Tòa án Pennsylvania chấp thuận. Bước đầu, lãnh đạo TP chấp nhận dự án trên. Chưa biết mọi chuyện sẽ đi đến đâu nhưng đa số người dân tạm hài lòng.

Nam Khiết

pháp luật tphcm

Các tin tức khác

>   PBOC vẫn duy trì các chính sách tiền tệ thận trọng (22/12/2011)

>   IMF: Kinh tế thế giới có thể tồi tệ hơn trong năm 2012 (22/12/2011)

>   Các ngân hàng châu Âu vay mượn quá nhiều từ ECB (22/12/2011)

>   Dự báo của chuyên gia về thị trường M&A thế giới năm 2012 (22/12/2011)

>   Kinh tế Italy tăng trưởng âm lần đầu kể từ 2009 (22/12/2011)

>   Các nhà đầu tư không còn niềm tin với Eurozone (22/12/2011)

>   Hạ điểm tín dụng châu Âu: 'Mất bò lo làm chuồng' (22/12/2011)

>   Fitch cảnh báo có thể hạ bậc tín nhiệm Mỹ vào năm 2013 (22/12/2011)

>   Malaysia đã phát hành một loạt tiền giấy mới (21/12/2011)

>   Na Uy cho IMF vay hơn 9 tỷ USD để hỗ trợ châu Âu (21/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật