Thứ Năm, 01/12/2011 09:00

Kinh tế, tài chính 24h: 10 ngày còn lại và các hành động quyết định

(Vietstock) – Một quan chức cấp cao của EU cho biết châu Âu chỉ còn 10 ngày nữa để cứu Eurozone. Trước tình hình này, các ngân hàng trung ương toàn cầu đã có một số hành động bất ngờ và mang tính quyết định để ngăn chặn điều xấu nhất có thể xảy ra.

* Fed và 5 ngân hàng trung ương lớn phối hợp ngăn khủng hoảng tín dụng toàn cầu

* Chứng khoán Mỹ tăng bùng nổ hơn 4%, Dow Jones vượt mốc 12,000

Châu Âu chỉ còn 10 ngày để cứu Eurozone

Châu Âu đang đối mặt với 10 ngày quan trọng để cứu Eurozone sau khi đồng ý tăng cường năng lực cho vay của IMF của Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) nhưng lại thừa nhận rằng khu vực này có thể cần đến sự giúp đỡ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để ngăn chặn thảm họa tài chính.

Ông Olli Rehn, Ủy viên Tiền tệ và Kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) cho biết: “Chúng ta đang bước vào 10 ngày quan trọng để hoàn thiện và đưa ra các biện pháp ứng phó với cuộc khủng hoảng của EU”.

6 ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới hành động ngăn khủng hoảng tín dụng

Fed cùng với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Anh (BOE), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) và Ngân hàng Trung ương Canada (BOC) công bố một kế hoạch chung nhằm hạ giá đối với các hợp đồng hoán đổi thanh khoản bằng đồng USD bớt 0.5% bắt đầu từ ngày 05/12 và kéo dài các hợp đồng hoán đổi này đến ngày 01/02/2013.

Phó Chủ tịch Fed: Vẫn còn khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ

Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Janet Yellen, cho rằng Fed vẫn còn khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa, có thể là thông qua việc cung cấp thêm nhiều thông tin về đường đi của lãi suất.

Một quan chức hàng đầu khác của Fed là Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ bang Atlanta, Dennis Lockhart, cho biết việc cung cấp thêm thông tin về các giả định chính sách trong dự báo của Fed là rất có ích. Tuy nhiên, ông cho rằng quan điểm chính sách hiện nay là thích hợp.

Lần đầu tiên từ năm 2008, Trung Quốc hạ dự trữ bắt buộc

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) bất ngờ hạ dự trữ bắt buộc ngân hàng bớt 0.5% với hiệu lực kể từ ngày 05/12. Trước tuyên bố của PBOC, tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với các ngân hàng lớn nhất nước là mức cao kỷ lục 21.5%.

Brazil hạ lãi suất lần thứ 3 liên tiếp xuống 11%

Hội đồng chính sách của Ngân hàng Trung ương Brazil, đứng đầu là Thống đốc Alexandre Tombini ,đã hạ lãi suất từ 11.5% xuống 11%. Đây là lần cắt giảm lãi suất thứ 3 liên tiếp của ngân hàng này do lo sợ sự giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu sẽ khiến nhu cầu trong nước ngày càng ảm đạm.

ADP: Số việc làm trong lĩnh vực tư nhân Mỹ tăng  mạnh nhất trong gần một năm

Theo báo cáo việc làm của ADP, số việc làm trong lĩnh vực tư nhân Mỹ tăng 206,000 trong tháng 11, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 12 năm ngoái và cao hơn so với mức đã được điều chỉnh trong tháng 10 là 110,000.

PMI bang Chicago tăng tốc lên mức cao 7 tháng

Chỉ số quản lý thu mua (PMI) bang Chicago tăng từ 58.4% trong tháng 10 lên 62.6% trong tháng 11, mức cao nhất trong 7 tháng và đánh dấu tháng thứ 26 liên tiếp đứng trên mốc 50%.

Doanh số nhà chờ bán tăng 10.4% trong tháng 10

Theo Hiệp hội các nhà bất động sản Mỹ (NAHB), doanh số nhà chờ bán tăng 10.4% trong tháng 10 lên 93.3 điểm.

Đức: Số người thất nghiệp tháng 11 giảm mạnh hơn dự báo

Số người thất nghiệp tại Đức (đã được điều chỉnh theo yếu tố thời vụ) giảm 20,000 xuống 2.91 triệu trong tháng 11, mạnh hơn dự báo giảm 5,000 của các nhà kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm xuống còn 6.9%.

Kinh tế Ấn Độ tăng trưởng chậm nhất trong hai năm do lạm phát

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 3 của Ấn Độ tăng 6.9%, mức tăng trưởng yếu nhất kể từ quý 2/2009 và khớp với dự báo của các nhà kinh tế. Mức lạm phát cao nhất trong số các quốc gia BRIC đã khiến ngân hàng trung ương nước này có đợt tăng lãi suất kỷ lục.

Vòng quanh các thị trường

Diễn biến của các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới ngày 30/11:

Nguồn: VietstockFinance

Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng nhẹ lên 2.07%.

Trên thị trường Mỹ, đồng USD giảm so với đồng EUR, bảng Anh và đồng JPY.

Giá vàng giao tháng 12 trên sàn COMEX tại New York  cộng 32.10 USD/oz (1.9%) lên 1,745.50 USD/oz, mức cao nhất kể từ ngày 16/11.

Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 1 trên sàn NYMEX tăng 57 xu (0.6%) lên 100.36 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 16/11 và cũng là lần đầu tiên đóng cửa trên mốc 100 USD/thùng kể từ thời điểm này.

Sơ lược các chỉ báo kinh tế công bố ngày 01/11:

Australia

- 07h30: Doanh số bán lẻ

Trung Quốc

- 08h00: PMI sản xuất

Thụy Sỹ

- 13h45: GDP quý 3

Eurozone

- 15h00: Chủ tịch ECB phát biểu

Anh

- 16h28: PMI sản xuất

- 17h30: Báo cáo Bình ổn Tài chính của BOE

Mỹ

- 20h00:  Số người lần đầu nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp

- 22h00: Chi tiêu xây dựng

- 22h00: PMI sản xuất

Phạm Thị Phước

Các tin tức khác

>   Fed và 5 ngân hàng trung ương lớn phối hợp ngăn khủng hoảng tín dụng toàn cầu (30/11/2011)

>   Tăng trưởng GDP của Ấn Độ suy giảm trong quý 3 (30/11/2011)

>   Kinh tế Anh sẽ còn trì trệ cho tới giữa năm 2012 (30/11/2011)

>   S&P có thể sẽ hạ mức tín nhiệm AAA đối với Pháp (30/11/2011)

>   Châu Á khó đạt mức tăng trưởng 7,5% năm 2012 (30/11/2011)

>   Nền kinh tế của Mỹ đang cần thêm "liều thuốc mới" (30/11/2011)

>   10 dự báo kinh tế Eurozone năm 2012 và 2013 (30/11/2011)

>   USD sẽ mạnh lên so với euro cho đến tháng 3/2012 (30/11/2011)

>   EU phê chuẩn kế hoạch mở rộng EFSF (30/11/2011)

>   Tìm cách cứu đồng euro (30/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật