Thứ Sáu, 09/12/2011 19:18

Huỷ niêm yết, tiền lệ mang tên DCC

Trường hợp DCC bị HOSE buộc hủy niêm yết vì các vi phạm trong công bố thông tin tạo nên nhiều quan ngại xuất phát từ cách hành xử của doanh nghiệp niêm yết. 

Hành trình "đi vào bóng tối"

Đúng 12 tháng trước đây, DCC trở thành cổ phiếu ồn ào bậc nhất thị trường khi một số thành viên HĐQT cũ bị phế truất trong phiên họp ĐHCĐ bất thường được dẫn dắt bởi những người mới được bầu.

Tính pháp lý của phiên họp được thừa nhận từ cơ quan quản lý khiến sau đó, sự việc dần trở nên im ắng, dù trước, trong và sau Đại hội, vô số các thông tin trái chiều được gửi tới các cơ quan ngôn luận.

Tuy nhiên, từ nửa cuối quý III/2011, cái tên Descon bất ngờ "nóng" trở lại với một loạt sự kiện dồn dập: bị đưa vào diện cảnh báo (ngày 31/8), cảnh cáo toàn thị trường (12/9), tạm ngừng giao dịch (14/9), HĐQT quyết định hủy niêm yết (12/10) và đỉnh điểm là việc vừa bị Sở GDCK TP. HCM buộc phải rời sàn từ ngày 15/12 tới.

Không thể phủ nhận, kể từ khi ban lãnh đạo của Descon được “thay máu”, những chuyển động tích cực đã diễn ra, giúp cải thiện hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp này, sau khi bị "mất điểm" trước đó.

Điểm sáng nhất lớn nhất là tại ĐHCĐ cuối tháng 8/2011, chiến lược tái cấu trúc Công ty, tập trung vào ngành nghề kinh doanh mũi nhọn là xây dựng công trình đã nhận được sự đồng thuận từ 100% cổ đông có mặt.

Tại cuộc họp, thực hiện cam kết cải tổ mạnh mẽ, HĐQT thậm chí còn cam kết sẽ không nhận thù lao cho đến khi Công ty làm ăn có lãi. Định hướng tập trung nguồn lực cho hoạt động kinh doanh lõi đã thể hiện bằng hành động cụ thể sau đó, như việc DCC lên kế hoạch chuyển nhượng một loạt các khoản đầu tư BĐS không hiệu quả hay mơ hồ về pháp lý tại nhiều tỉnh thành…

Song song với việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu mới cho DCC, bức tranh tài chính Công ty cũng dần sáng tỏ. Năm 2010, sau kiểm toán, DCC lỗ 18 tỷ đồng, thay vì lãi nhẹ như công bố ban đầu. Cuối năm 2010, các khoản đầu tư dàn trải của DCC trong lĩnh vực BĐS lên tới 164 tỷ đồng, khá cao so với mức vốn chủ sở hữu 183 tỷ đồng.

Đúng 12 tháng trước đây, DCC trở thành cổ phiếu ồn ào bậc nhất thị trường

Dù vậy, DCC có lợi thế quan trọng so với các đối thủ trong ngành khi áp lực chi phí lãi vay chỉ ở mức khá thấp với 18 tỷ đồng vay nợ. Ảnh hưởng bởi cuộc thay máu ban lãnh đạo cao cấp, nhiều hợp đồng xây lắp quan trọng của DCC đã bị hủy ngang, dẫn đến khoản thua lỗ 10 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2011. Dù vậy, DCC vẫn giữ được một số hợp đồng quan trọng có giá trị khoảng 265 tỷ đồng chuyển từ năm trước sang.

Khi các cổ đông nhỏ trung thành bắt đầu hào hứng tới viễn cảnh DCC thay da đổi thịt với mục tiêu năm 2015 đứng trong top 5 doanh nghiệp xây dựng công nghiệp hàng đầu Việt Nam có tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận từ 25 - 30%/năm thì bất ngờ, DCC bị buộc phải hủy niêm yết vì lỗi vi phạm nghiêm trọng trong công tác công bố thông tin.

Ván cờ cổ đông lớn

Trước khi bị buộc phải hủy niêm yết, DCC đã công khai ý định huỷ niêm yết của mình. Cùng với DCC, nhiều cổ phiếu khác cũng có động thái tương tự, như MKP, IFS, SGT, SQC, V11, S27, TRI và mới nhất là ORS. Nếu nói việc các DN niêm yết lên sàn để tăng cường tính minh bạch, thì việc rời sàn lại như hành trình ngược chiều "đi vào bóng tối".

Nhiều người đặt nghi vấn rằng, phải chăng, việc DCC công khai ý định huỷ niêm yết, Công ty không thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin và bị Sở GDCK TP. HCM buộc huỷ niêm yết vì chính lý do này có liên quan đến sự thiếu vắng cơ chế để doanh nghiệp huỷ niêm yết tự nguyện.

Nếu đúng việc cố tình không thực hiện công bố thông tin là cách để DCC huỷ niêm yết thì đây là một tiền lệ rất xấu, có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của các NĐT nhỏ lẻ tại các doanh nghiệp khác nếu họ hành xử theo cách này.

Trao đổi với ĐTCK, đại diện của Sở GDCK TP. HCM cho biết, thực ra, Sở không lạ gì nội tình tại DCC. HOSE rất băn khoăn, nhưng về nguyên tắc, vẫn buộc phải ra quyết định theo quy định.

Đại diện HOSE lưu ý, hiện tại, DCC là công ty đại chúng nên dù đã rời sàn thì Doanh nghiệp vẫn phải lưu ký cổ phiếu tại Trung tâm Lưu ký và vẫn buộc phải đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM. Cơ quan quản lý sẽ đốc thúc Công ty thực hiện điều này để bảo vệ quyền của các cổ đông nhỏ.

Đứng trên góc độ cổ đông DCC, ông Đ.T. Cang, nhà đầu tư tại sàn Bản Việt, cho biết, trong trường hợp này, tiếng nói của các cổ đông nhỏ như ông hoàn toàn không có trọng lượng và đành phải miễn cưỡng chấp nhận.

Ông Cang kiến nghị, để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông nhỏ, cơ quan quản lý cần sớm xây dựng hành lang pháp lý cho DN hủy niêm yết. Một trong các chế tài là buộc các cổ đông lớn khởi xướng việc hủy niêm yết phải mua lại cổ phiếu từ các cổ đông nhỏ, như ở TTCK nước ngoài.           

Giang Thanh

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Đầu tư và Phát triển Miền Trung rút niêm yết (09/12/2011)

>   STV: 15/12 giao dịch phiên đầu 4 triệu cổ phiếu trên UPCoM (09/12/2011)

>   AMC: Chấp thuận niêm yết 2.7 triệu cổ phiếu (09/12/2011)

>   VPL dự kiến hủy giao dịch vào 23/12 (08/12/2011)

>   TCO: 20/12 chốt danh sách cổ đông chuẩn bị niêm yết trên HOSE (08/12/2011)

>   DCC hủy niêm yết từ 15/12 (07/12/2011)

>   ORS: Chủ tịch HĐQT thông tin về tiến trình hủy niêm yết (07/12/2011)

>   PVI: 08/12 giao dịch bổ sung hơn 53 triệu cổ phiếu (06/12/2011)

>   ITD: Hủy giao dịch trên UPCoM để chuyển sang niêm yết trên HOSE (01/12/2011)

>   BRC: 13/12 chào sàn 8.25 triệu cp, giá 16,000 đồng/cp (01/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật