Thứ Bảy, 10/12/2011 12:19

Goldman Sachs: 5 vấn đề nổi bật nhất của thế giới 10 năm tới

(Vietstock) – Trong một báo cáo cách đây 10 năm, nhà kinh tế Jim O'Neill của Goldman Sachs đã tạo ra thuật ngữ BRIC từ tên của 4 nền kinh tế thị trường mới nổi được kỳ vọng có thể thay đổi nền kinh tế toàn cầu là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Ngày nay, thực tế đã chứng minh những dự cáo này là chính xác vì hiện 4 quốc gia BRIC đang là động lực tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.

Dominic Wilson, chuyên gia kinh tế trưởng tại đơn vị đầu tư của Goldman Sachs, đã cập nhật dự báo về 4 quốc gia này. Dù thừa nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc của BRIC trong vòng 10 năm qua nhưng ông cho rằng câu chuyện BRIC chỉ mới bắt đầu.

1. Các thị trường mới nổi ngoài BRIC ngày càng trở nên quan trọng

Goldman Sachs ước tính rằng vào năm 2050, Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đều lọt vào top 5 nền kinh tế dẫn đầu thế giới và Mỹ là thị trường phát triển duy nhất lọt vào nhóm này. Tuy nhiên, các thị trường mới nổi ngoài BRIC, chẳng hạn như nhóm 11 quốc gia tiếp theo (Next-Eleven bao gồm Bangladesh, Ai Cập, Indonesia, Iran, Mexico, Nigeria, Pakistan, Philippines, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam) sẽ đóng góp 40% vào tăng trưởng GDP toàn cầu vào năm 2050, tăng đáng kể so với mức 27% trong thập kỷ qua.

2. Của cải sẽ tiếp tục phân phối đồng đều hơn giữa các quốc gia

Bất chấp sự chênh lệch ngày càng cao bên trong mỗi một quốc gia, sự chênh lệch về thu nhập giữa các quốc gia đã và đang trên đà sụt giảm. Nhà kinh tế Dominic Wilson nhận định trong báo cáo: “Do sự thay đổi trong tỷ trọng kinh tế của BRIC và các quốc gia thị trường mới nổi khác, phần của cải của các nền kinh tế có thu nhập trung bình sẽ tăng dần”.

3. Tốc độ tăng trưởng trong thập kỷ tới nhanh nhất từ trước đến nay

Thập kỷ tới sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng nhanh nhất từ trước đến nay của nền kinh tế toàn cầu miễn là nhu cầu không suy giảm. Với tỷ lệ trung bình 4.3%, tăng trưởng toàn cầu sẽ gia tăng với tốc độ nhanh hơn trong hai thập kỷ qua. Goldman Sachs cho rằng điều này sẽ tiếp tục gây sức ép khiến giá cả hàng hóa và nhu cầu leo thang.

4. Tăng trưởng trên thị trường quốc tế sẽ buộc các quốc gia hướng nội

Khi sân chơi giữa các thị trường phát triển và các thị trường mới nổi thu hẹp, căng thẳng tại mỗi quốc gia sẽ tăng khi các quốc gia này cảm nhận được tác động của sự cạnh tranh toàn cầu. Vấn đề này có thể rất khó giải quyết vì các quốc gia phát triển sẽ chứng kiến các quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh chiếm ưu thế và có thể dẫn dến các chính sách biệt lập.

5. Sự dịch chuyển vai trò dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu sang BRIC thành công 50%

Khi Goldman Sachs lần đầu tạo ra thuật ngữ BRIC, họ đã làm các thị trường chấn động. Còn tại thời điểm này, tức 10 năm sau, dự báo các thị trường mới nổi lớn sẽ dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu đang trở thành hiện thực. Chuyên gia Wilson nhận định trong báo cáo: “Chúng tôi dự báo nền  kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2026 và BRIC sẽ vượt Mỹ vào năm 2015 và G7 vào năm 2032”.

Phạm Thị Phước (Theo Business Insider)

Các tin tức khác

>   Đồng euro sắp được cứu (10/12/2011)

>   Họp thượng đỉnh châu Âu và điệp khúc “cuối cùng” (09/12/2011)

>   Số phận rất bấp bênh của đồng tiền chung euro (09/12/2011)

>   Tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản thấp hơn dự kiến (09/12/2011)

>   Các quỹ đầu cơ sắp có năm tồi tệ nhất từ 2008 (09/12/2011)

>   Những thách thức với kinh tế thế giới trong năm 2012 (09/12/2011)

>   Trung Quốc: Lạm phát thấp nhất trong 14 tháng (09/12/2011)

>   Deutsche Bank: 10 rủi ro lớn của kinh tế thế giới 2012 (09/12/2011)

>   Các ngân hàng châu Âu cần tăng vốn thêm 115 tỷ EUR (09/12/2011)

>   Nhà đầu tư: Kinh tế Mỹ sẽ bật dậy! (09/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật