Thứ Năm, 01/12/2011 07:29

Doanh nghiệp phòng bị thế nào nếu đồng Euro sụp đổ?

Điều đáng lo ngại là đại đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu như chưa có sự chuẩn bị nào về tài chính và pháp lý cho kịch bản xấu của số phận đồng Euro.

Nhiều công ty lớn trên thế giới đang lên kế hoạch cho khả năng tan rã của khối Eurozone (khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu), tờ Financial Times cho hay.

Theo báo này, lo ngại các nhà chức trách châu Âu không thể kiểm soát được cuộc khủng hoảng nợ công đang lan rộng, lãnh đạo các doanh nghiệp lớn đã nhận thức được sự cần thiết phải tự bảo vệ trước nguy cơ ngày càng lớn.

Cách đây ít lâu, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã mở ra khả năng Hy Lạp phải rời khối Eurrozone. Đây là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo châu Âu đặt dấu chấm hỏi bên cạnh sự bền vững của liên minh tiền tệ 13 năm tuổi này.

“Chúng tôi đã bắt đầu nghĩ tới việc mọi chuyện sẽ thế nào nếu khối Eurozone tan rã”, ông Andrew Morgan, Chủ tịch tại châu Âu của hãng rượu mạnh Diageo, nói với Financial Times.

“Nếu các quốc gia rời khỏi đồng Euro, đồng tiền này sẽ bị phá giá mạnh mẽ, đẩy giá của các thương hiệu nhập khẩu lên mức cực kỳ đắt đỏ”, ông Morgan nhận định.

Các nhà sản xuất xe hơi, các hãng năng lượng, các công ty hàng tiêu dùng và các tập đoàn đa quốc gia khác tìm cách giảm thiểu rủi ro bằng cách chuyển dự trữ tiền mặt Euro thành những khoản đầu tư an toàn. Tập đoàn Siemens, thậm chí, còn mở riêng một ngân hàng để gửi tiền vào Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB).

Một số công ty lớn đã xin tư vấn của chuyên gia về những hậu quả pháp lý trong trường hợp khối Eurozone đổ vỡ đối với các hợp đồng thương mại và vay vốn xuyên quốc gia.

Tuy nhiên, các kế hoạch đề phòng mới chủ yếu được thiết lập ở các công ty lớn. Điều đáng lo ngại là đại đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu như chưa có sự chuẩn bị nào về tài chính và pháp lý cho kịch bản xấu của số phận đồng Euro.

“Không thể cho rằng sự đổ vỡ của đồng Euro là điều không thể. Tất cả những công ty lớn đều phải tính đến khả năng đó”, ông Jean Pisani-Ferry, Giám đốc tổ chức nghiên cứu Bruegel có trụ sở ở Brussels, Bỉ, nhận xét.

Một số doanh nghiệp có tầm hoạt động toàn cầu thì cho rằng việc Eurozone sụp đổ tuy sẽ gây hậu quả xấu, nhưng những hậu quả này có thể kiểm soát được.

“Chúng tôi đã có phân tích sơ bộ đầu tiên về ảnh hưởng của kịch bản đồng Euro không còn là đồng tiền của Bồ Đào Nha nữa. Kết luận là, tác động sẽ không quá lớn đối với công ty của chúng tôi, vì chúng tôi chủ yếu xuất khẩu xe và nằm trong một tập đoàn toàn cầu”, ông Jürgen Dieter Hoffmann, Giám đốc tài chính của hãng xe Volkswagen ở Bồ Đào Nha, cho biết.

Một vài lãnh đạo doanh nghiệp Pháp, Italy và Tây Ban Nha cho biết, họ đã có kế hoạch sẵn sàng cho những biến động lớn về tài chính và kinh tế. Song theo họ, sự ổn định của khu vực sử dụng đồng tiền chung này thậm chí còn bị đe dọa nghiêm trọng hơn, nếu như người ta biết rằng các công ty đang chuẩn bị cho điều xấu nhất!

Kiều Oanh

TBKTVN

Các tin tức khác

>   Đại gia bán lẻ đổ bộ vào thị trường mới nổi (01/12/2011)

>   American Airlines nộp đơn xin bảo hộ phá sản (30/11/2011)

>   Hàn Quốc phê chuẩn các dự luật thực thi FTA với Mỹ (29/11/2011)

>   Trung Quốc đang trả giá cho “Cơn điên nhà đất” (29/11/2011)

>   Trung Quốc muốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở Anh (28/11/2011)

>   Thương vụ mua lại T-Mobile của AT&T có thể đổ vỡ (28/11/2011)

>   Iraq ký một thỏa thuận khí đốt trị giá 17 tỷ USD (28/11/2011)

>   Doanh số trong ngày "Thứ Sáu đen" tăng kỷ lục (27/11/2011)

>   WTO kêu gọi nhanh mở cửa thương mại quốc tế (24/11/2011)

>   Thái Lan khó duy trì tăng trưởng xuất khẩu trong 2012 (24/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật