Thứ Tư, 14/12/2011 15:52

Bầu Thắng làm “sếp” của bầu Kiên và bầu Đức ở VPF

Sau Đại hội cổ đông lần thứ nhất được tổ chức sáng nay 14-12, Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam đã ra đời. Đảm nhận những chức vụ chủ chốt nhất trong HĐQT đều là những ông bầu đã được người hâm mộ biết mặt thuộc tên.

Chủ tịch CLB ĐTLA Võ Quốc Thắng

Các ông bầu Nguyễn Đức Kiên (chủ tịch CLB Hà Nội), Đoàn Nguyên Đức (chủ tịch CLB HAGL) và Võ Quốc Thắng (chủ tịch CLB ĐTLA) đều được Ban trù bị thành lập VPF đã giới thiệu ứng cử làm thành viên HĐQT của VPF.

Dù bầu Kiên không dưới hai lần nói rằng: “Tôi hy vọng mình không được bầu vào HĐQT” và thậm chí có ý kiến nói nếu ông không có đủ thời gian và không mong được bầu thì nên rút tuy nhiên khi được bầu ông Kiên vẫn vui vẻ ngồi ghế phó chủ tịch VPF.

Bầu Kiên ngồi vào vị trí này là điều hoàn toàn dễ hiểu và không có gì để thắc mắc bởi chính ông là người đưa ra bản đề án thành lập VPF. Ông Kiên còn tiết lộ: “Trong ban trù bị thành lập VPF, ông được giao là người lo nhân sự” có nghĩa là ông Kiên toàn quyền trong việc tìm những vị trí chủ chốt trong công ty từ chủ tịch HĐQT cho tới nhân sự ban giám đốc.

Ông Kiên cũng không ngại ngần tuyên bố, trong HĐQT của VPF ông sẽ lo công tác “nội chính” và giám sát công tác trọng tài. Có nghĩa là quyền lực của bầu Kiên ở VPF sẽ rất lớn.

Sau khi HĐQT của VPF ra mắt gồm 4 đại diện các CLB V-League, 3 đại diện của VFF , 1 đại diện các CLB hạng nhất và 1 đại diện từ giới truyền thông, chủ tịch HĐQT của VPF đã được bầu. Dù bầu Kiên và phó chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng khẳng định không có chuyện vận động hành lang để bầu cho người này, người kia nhưng cả hai ông đã thuyết phục được các cổ đông bỏ phiếu cho ông Võ Quốc Thắng vào HĐQT và sau đó chính HĐQT đã chọn bầu Thắng ngồi ghế chủ tịch VPF.

Lý do khiến cả đại diện VFF lẫn các ông bầu đều ủng hộ ông Võ Quốc Thắng theo giải thích của bầu Kiên và ông Lê Hùng Dũng là vì: “Anh Thắng là người có kinh nghiệm, đủ tài đức và khả năng lèo lái VPF”.

Ba phó chủ tịch VPF gồm các ông Đoàn Nguyên Đức, Nguyễn Đức Kiên và Lê Hùng Dũng. HĐQT của VPF cũng đã chỉ định các chức danh chủ chốt trong ban giám đốc theo đó ông Phạm Ngọc Viễn, đúng như dự kiến đã được giao trọng trách Tổng giám đốc VPF.

Ba phó tổng giám đốc VPF là các ông Phạm Phú Hòa (cựu giám đốc điều hành ĐTLA), Bùi Xuân Hòa (cựu giám đốc điều hành SHB.ĐN) và Lưu Quang Lãm (chủ tịch Sài Gòn FC). Cũng không nằm ngoài dự kiến, cương vị giám đốc điều hành của V-League được giao cho ông Trần Duy Ly (nguyên phó chủ tịch VFF khóa IV) trong khi đó ông Nguyễn Hữu Bàng, phó TTK VFF được giao trách nhiệm làm giám đốc điều hành giải hạng Nhất.

Sự ra đời của VPF được Bộ VH-TT-DL và Tổng cục TDTT ủng hộ dù VFF chưa hẳn là đã vui khi sự kiện này có thể đánh dấu một bước ngoặt trong hệ thống tổ chức của Liên đoàn. Những người phát động và góp công lớn để VPF ra đời, chủ yều là các ông bầu, đặc biệt là bầu Kiên đều khẳng định: “Sự ra đời của VPF nhằm thúc đẩy bóng đá VN phát triển theo hướng chuyên nghiệp và minh bạch hóa chứ không phải là tranh giành quyền lực cũng như “miếng bánh” nào với VFF cả”.

Bầu Kiên, người mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích trọng tài giờ đã là người có đủ quyền lực để không chỉ giám sát mà loại bỏ những trọng tài “có vấn đề” ra khỏi đời sống bóng đá khi ông nhận cương vị “phó chủ tịch nội chính” của VPF.

Chủ tịch VPF Võ Quốc Thắng thì cho rằng: “Nhiệm vụ mới ở VPF với ông vừa là một niềm vui nhưng cũng là một nỗi lo. Tất cả những ông bầu ở đây như anh Đức, anh Kiên hay tôi đều không có nhiều thời gian. Tuy nhiên, với trách nhiệm với nền bóng đá nước nhà chúng tôi không thể từ chối trách nhiệm”.

Mạnh Duy

NGƯỜI LAO ĐỘNG

Các tin tức khác

>   Tiến sĩ về nước nhận lương 3,6 triệu đồng/tháng (13/12/2011)

>   Kết luận thanh tra: VNA đã bị phi công Kim Tae Hun lừa (13/12/2011)

>   Nhiều xe Honda đã bị cháy (13/12/2011)

>   Trưởng phòng Giao dịch chi nhánh SeABank bị tố lừa đảo (13/12/2011)

>   OCB bỗng dưng “đuổi” hơn 230 bảo vệ (12/12/2011)

>   Lá thư tức tưởi gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính (10/12/2011)

>   Đại gia nhập viện tâm thần vì mất của (10/12/2011)

>   Ly kỳ chuyện 'kho vàng' giấu trong phiến đá cổ (10/12/2011)

>   14/12 xét xử vụ Chủ tịch DVD thao túng giá chứng khoán (10/12/2011)

>   4 phương án nâng cấp đường sắt Bắc - Nam (10/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật