Thứ Tư, 30/11/2011 18:27

Những phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi đáng ngờ

Trong điều kiện khó khăn hiện nay của TTCK, nhiều doanh nghiệp niêm yết đưa ra phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi mà tính khả thi của nó bị nghi ngờ.

Những phương án đáng ngờ

Cuối tháng 11/2011, HĐQT CTCP Tư vấn - thương mại - dịch vụ địa ốc Hoàng Quân (HQC) ra nghị quyết về phát hành trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ). Theo đó, HQC dự kiến sẽ phát hành riêng lẻ 200 tỷ đồng TPCĐ, mệnh giá 1 tỷ đồng/TP. TP có quyền lựa chọn chuyển đổi hoặc không chuyển đổi, có kỳ hạn 1 năm và dự kiến trả lãi dựa theo lãi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng + 3%/năm.

Tính ra, lãi suất sẽ trả cho trái chủ, trong trường hợp trái chủ không thực hiện chuyển đổi sang cổ phiếu chỉ nhỉnh hơn một chút (3%/năm) so với lãi gửi tiết kiệm. Trong khi đó, rủi ro cho trái chủ lại cao hơn. Đã thế, giá chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu lại không dưới 14.500 đồng/CP, tức cao hơn thị giá hiện tại khoảng 2,5 lần.

Cho dù TTCK sau 1 năm nữa tốt hơn hiện tại, giá cổ phiếu HQC tăng so với hiện tại thì vẫn ít người tin, giá cổ phiếu của HQC từ mức 5.000-7.000 đồng/CP ở thời điểm hiện tại sẽ tăng vọt lên 15.000-16.000 đồng/CP sau 1 năm. Vì thế, không riêng nhà đầu tư, mà các chuyên gia phân tích đã rất thắc mắc về phương án phát hành TPCĐ của HQC.

Theo ông Hoàng Thạch Lân, Giám đốc Môi giới CTCK MHBS, phương án phát hành TPCĐ của HQC chỉ khả thi nếu HQC đã có đối tác đặt vấn đề mua từ trước, hoặc lãnh đạo Công ty phải có một cơ sở nào đó để tin, giá cổ phiếu của họ sẽ tăng cao hơn mức 14.500 đồng/CP sau 1 năm nữa. Tuy nhiên, nhìn vào thực tại, ông Lân cũng như nhiều người chưa thấy có điểm gì ở HQC thu hút sự chú ý của nhà đầu tư.

Thực tế, phương án phát hành TPCĐ của HQC không phải là duy nhất trong diện bị nghi ngờ về tính khả thi. Năm 2010, một số doanh nghiệp như CCM, LCG tự lượng sức khó thành công với TPCĐ đã quyết định hủy kế hoạch phát hành công cụ tài chính "lưỡng tính" này.

Cửa hẹp

TTCK lao dốc không chỉ khiến kênh phát hành cổ phiếu gặp khó, mà cả các kế hoạch vay vốn qua phát hành trái phiếu cũng trở nên khó khăn. Điều này buộc các doanh nghiệp muốn gọi vốn thành công từ TPCĐ phải thức thời hơn và có kế sách phù hợp hơn.

Thay đổi dễ nhận thấy nhất là đa phần kế hoạch phát hành TPCĐ trong năm 2011 đều chọn cách thức phát hành riêng lẻ và dành quyền lựa chọn cho trái chủ. Chẳng hạn, trong phương án phát hành riêng lẻ 150 tỷ đồng TPCĐ công bố hồi tháng 3/2011, CTCP Tập đoàn đầu tư Thăng Long (TIG) cho trái chủ được lựa chọn hoặc chuyển đổi, hoặc không, hoặc chỉ chuyển đổi một phần. Theo ông Trịnh Hoài Giang, Phó tổng giám đốc CTCK HSC: “Việc cho nhà đầu tư được chủ động trong quyết định sẽ giúp NĐT có động lực để mua TPCĐ hơn".

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, muốn thành công trong phát hành TPCĐ, doanh nghiệp phải chú ý đến 2 yếu tố: lãi suất định trả và giá cổ phiếu chuyển đổi. Một mức lãi suất trả cho trái chủ phải đủ cạnh tranh với lãi tiết kiệm ngân hàng thì may ra mới tạo chú ý. Nghĩa là, mức lãi suất trả cho trái phiếu trong trường hợp không chuyển đổi phải vượt hơn 18%/năm. Nhưng thực tế, ít có doanh nghiệp nào dám đề xuất con số này. Vì thế mà ở góc độ hưởng lãi, TPCĐ chưa thật hấp dẫn nhà đầu tư.

Nếu tính trên lợi ích từ chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu, nhà đầu tư càng có lý do để ngao ngán. Giá chuyển đổi phải thấp hơn thị giá cổ phiếu ở thời điểm chuyển đổi thì TPCĐ mới hấp dẫn nhà đầu tư. Mức chênh lệch này, theo ông Giang, cũng phải đủ lớn, tuỳ theo cổ phiếu. Chẳng hạn, nếu VNM phát hành TPCĐ thì chỉ cần giá chuyển đổi thấp hơn thị giá 10-15% đã đủ hấp dẫn. Nhưng nếu FPT phát hành TPCĐ mà áp dụng tỷ lệ này, chưa chắc đã thu hút nhà đầu tư.

Với diễn biến thị trường hiện tại, các chuyên gia cho rằng, nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận giá cổ phiếu chuyển đổi thấp hơn từ 30-40% thị giá cổ phiếu ở thời điểm chuyển đổi trái phiếu thì mới mong nhà đầu tư xem xét đến. Nhưng nếu áp dụng mức này, giá chuyển đổi của nhiều cổ phiếu sẽ còn rất thấp, lại không hấp dẫn doanh nghiệp phát hành.

Ngọc Thủy

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Thị trường trái phiếu bằng nội tệ tăng trưởng mạnh (30/11/2011)

>   TV4 phát hành thành công 51 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi (30/11/2011)

>   TV4: Bán 205,320 trái phiếu chuyển đổi cho EVN (29/11/2011)

>   CNT nộp hồ sơ phát hành 100 tỷ đồng trái phiếu (29/11/2011)

>   Chuyển đổi trái phiếu: Độc chiêu “đánh úp” chủ nợ? (28/11/2011)

>   09/12: Ngày đăng ký cuối cùng hưởng lãi trái phiếu CPB071245 (26/11/2011)

>   16/12: Ngày đăng ký cuối cùng hưởng lãi trái phiếu CPB071247 (17/11/2011)

>   18/11: Ngày giao dịch bổ sung của trái phiếu CP TD1116054 (17/11/2011)

>   18/11: Ngày giao dịch đầu tiên của trái phiếu CP TD1114059 (17/11/2011)

>   21/11: Ngày giao dịch đầu tiên của trái phiếu CPBL VDB111060 (17/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật