Thứ Hai, 14/11/2011 06:34

Nền kinh tế nào sẽ đổ vỡ trước?

Thị trường thế toàn cầu đang rất hoang mang. Tất cả mọi người đều biết rằng giờ đây ba trụ cột của kinh tế thế giới không còn giữ vững được vị thế của mình. Châu Âu, Trung Quốc, Mỹ, nền kinh tế nào tồi tệ nhất?

Các nhà đầu tư không ngừng lo ngại về những dấu hiệu xấu về một cuộc "hạ cánh nặng nề" của Trung Quốc, việc nền kinh tế Mỹ đang chìm dần vào suy thoái và khu vực đồng tiền chung EU thì dường như sắp nổ tung.

Cả ba nền kinh tế trên đều đang trì hoãn thoát tìm cách thoát khỏi thảm cảnh nhưng càng trì hoãn thì những nước này lại càng phải đối diện với tình trạng thảm hại và nặng nề hơn. Nước nào là nước đầu tiên vấp ngã vì chính những vấn đề của bản thân?

Châu Âu

Các quyết định nhằm giải quyết khó khăn của châu Âu bị trì hoãn bởi các nhà lãnh đạo không xác định được những khó khăn của khu vực bắt đầu như thế nào và nguyên nhân tại sao. Đức và các nước khá hơn thì đổ lỗi cho sự hoang phí của Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ý, và lo ngại rằng gói cứu trợ sớm sẽ làm giảm động lực tự cứu mình của những nước này. Về phần mình, các quốc gia con nợ cho rằng khu vực đồng euro đang mất cân bằng và các quốc gia thịnh vượng hơn như Đức nên giảm xuất khẩu và tiêu dung nhiều hơn để đạt được sự cân bằng đó.

Một số nước châu Âu khác bày tỏ quan điểm rằng một loại tiền tệ chung không thể tồn tại lâu dài khi chính sách tiền tệ thì do Liên minh quản lý nhưng chính sách thuế và chi tiêu của mỗi quốc gia lại do chính phủ nước đó quyết định. Còn vài nước khác cảnh báo rằng để tiếp cận an toàn với thị trường vốn cần có một hình thức bảo hiểm tập thể, tốt nhất là dưới dạng một trái phiếu euro. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Đức cực lực phản đối giải pháp này vì một khi có áp dụng giải pháp này có nghĩa là dịch chuyển sự giàu có của các nền kinh tế cốt lõi sang làm giàu cho các quốc gia nghèo hơn.

Quốc gia có thể thoát khỏi tình trạng trì trệ hiện tại chỉ có thể là Mỹ?

Tuy nhiên, còn một quan điểm khác cho rằng chính sách thắt lưng buộc bụng chỉ làm cho căn bệnh của châu Âu tồi tệ hơn. Họ biện minh rằng chi tiêu cần cho sự phát triển và cần có một bước đột phá để kích thích toàn bộ khu vực đồng euro.

Hiện nay, 17 quốc gia và 4 tổ chức châu Âu đang vướng vào cuộc khủng hoảng đang cố gắng vượt qua đống lộn xộn nhưng họ lại quá chậm chạp. Thị trường đã hoàn toàn mất niềm tin vào những chính sách cải cách của họ.

Trung Quốc

Sự cần thiết phải cải cách kinh tế của Trung Quốc cũng đã quá rõ ràng. Đã 4 năm kể từ lần đầu tiên Thủ tướng Ôn Gia Bảo cảnh báo rằng nền kinh tế nước này "không còn ổn định, không cân bằng, không nhịp nhàng và cuối cùng là không bền vững" và 3 nẳm kể từ có những dấu hiệu rõ ràng rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc còn rất nguy hiểm khi phụ thuộc quá nhiều vào việc xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ và Nhật Bản.

Để duy trì sự phát triển bền vững và ổn định chính trị trong dài hạn, chính phủ Bắc Kinh phải tìm ra giải pháp để khuyến khích tiêu dùng trong nước, dịch chuyển sự giàu có từ nhà nước và các công ty sở hữu nhà nước sang các hộ gia đình Trung Quốc.

Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc lại đang đi theo hướng ngược lại. Các nhà lãnh đạo nước này ứng phó với cuộc khủng hoảng của các nước phương Tây không bằng cách thúc đẩy tiêu dùng mà còn tăng chi tiêu nhà nước và tư nhân vào đầu tư dài hạn. Kết quả là sự bùng nổ của thị trường bất động sản, nhà trung cư và trung tâm thương mại, chi tiêu nhà nước được dùng gần hết để xây dựng cơ sở vật chất hạ tang và các khoản vay giá rẻ từ các ngân hàng lại chủ yếu hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước.

Trở ngại quan trọng nhất của Trung Quốc là nước này vẫn đầu tư mạnh vào mô hình quản lý nhà nước. Trong tổng số 42 công ty Trung Quốc được liệt kê trong Fortune 500 năm 2010 có tới 39 doanh nghiệp nhà nước và 3/4 trong tổng số 100 công ty lớn nhất  Trung Quốc cũng do chính phủ nước này kiểm soát.

Trung Quốc cũng dự trữ tiền mặt và ngoại tệ để trì hoãn một cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, tăng trưởng chậm lại, áp lực tài chính tăng lên là những dấu hiệu đáng lo ngại về một tương lai không mấy tươi đẹp của nền kinh tế Trung Quốc.

Hoa Kỳ

Mỹ không thể lấy lại niềm tin của mọi người về sức mạnh tài chính trong dài hạn nếu nước này không có một kế hoạch đáng tín cậy để cắt giảm chi tiêu, đặc biệt là chi phí trong quốc phòng và nâng cao doanh thu. Nhưng có lẽ không thể trông chờ bất kỳ giải pháp ngay lập tức nào từ phía Washington. Mùa tranh cử sắp tới chỉ làm trầm trọng thêm những bế tắc chính trị nghĩa là những vấn đề về cơ cấu của kinh tế Mỹ vẫn tồn tại.

Tuy nhiên, trong dài hạn nền kinh tế Mỹ lại có những dấu hiệu tươi sáng hơn châu Âu hay Trung Quốc. Mỹ vẫn là người đi đầu trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến - từ năng lượng tái tạo, các thiết bị y tế đến công nghệ nano và điện toán đám mây - mở rộng tiềm năng cho một quốc gia dài hạn.

Mỹ cũng có lợi thế lớn về nhân khẩu học. Ở châu Âu, tỷ lệ sinh giảm và hạn chế nhập cảnh sẽ làm dân số khu vực này có thể giảm 100 triệu người vào năm 2050. Còn Trung Quốc, do chính sách dân số, đến năm 2030, gần 250 triệu người Trung Quốc ở trên độ tuổi 65 cũng có nghĩa là nước này phải chi một khoản tiền lớn cho lương lưu và chăm sóc sức khỏe cho người già.

Mặc dù có nhiều tranh luận về vấn đề nhập cư bất hợp pháp và dân số Hoa Kỳ có thể tăng từ 310 triệu lên khoảng 420 triệu vào giữa thế kỷ này.  Nhưng theo Mark Schill của Nhóm Chiến lược Praxis, từ năm 2000 đến năm 2050, lực lượng lao động Mỹ dự kiến ​​sẽ tăng 37% còn Trung Quốc sẽ giảm 10% và châu Âu  tăng 21%.

Cuối cùng, bất chấp sự phản đối ngày càng tăng của công chúng Mỹ, Hoa Kỳ có nhiều khả năng hơn châu Âu về việc thoát khỏi tình trạng trì hoãn các biện pháp giải cứu nền kinh tế. Cuộc bầu cử sắp tới không có nhiều thay đổi, nhưng 2013 mang đến một cơ hội Mỹ có những cải cách tài chính.

Tháng 11 tới, nếu một thành viên đảng Cộng hòa được bầu làm tổng thống, đảng Cộng hòa sẽ phải đối mặt với áp lớn của công chúng để đưa ra những lời hứa về cải cách. Ngay cả khi Tổng thống Obama tái đắc cử, triển vọng cho nền kinh tế nước này cũng khá tươi sáng.

Mặc dù Mỹ đang phải đối mặt với những thách thức kinh tế ghê gớm và bế tắc chính trị kéo dài nhưng nước này có nhiều khả năng thực thiệu một cuộc cải cách kinh tế và tài chính. Tuy nhiên, mọi thứ chỉ là tương đối, nhưng chắc chắn quốc gia có thể thoát khỏi tình trạng trì trệ hiện tại chỉ có thể là Mỹ.

Bích Ngọc (Theo WJC)

DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM

Các tin tức khác

>   Hy Lạp chạy đua với thời gian trước nguy cơ vỡ nợ (13/11/2011)

>   Khủng hoảng nợ công châu Âu vào bước ngoặt mới (13/11/2011)

>   Obama cảnh báo Trung Quốc phải "chơi theo luật" (13/11/2011)

>   Bốn nước châu Âu có nguy cơ phải rời Eurozone (13/11/2011)

>   IMF kêu gọi Nhật Bản giảm số nợ công khổng lồ (13/11/2011)

>   Thủ tướng Ý chính thức từ chức (13/11/2011)

>   Hậu quả của mù quáng (13/11/2011)

>   Năm 2012 thị trường thế giới sẽ khởi sắc? (13/11/2011)

>   Tiêu điểm kinh tế thế giới tuần 14-18/11 (12/11/2011)

>   IMF cảnh báo các quốc gia phát triển có thể rơi vào suy thoái (12/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật