Chủ Nhật, 06/11/2011 07:42

Kinh ngạc vì sự tụt dốc của nước Mỹ

Mỹ là một trong những nước tiên phong thực hiên cuộc cách mạng công nghiệp nhưng đang nhanh chóng trở thành quốc gia "hậu công nghiệp" đầu tiên trên thế giới. Mức độ tụt dốc của nước Mỹ khiến chúng ta hoàn toàn kinh ngạc.

Rốt cuộc tất cả các đế chế kinh tế lớn cũng trở nên lười biếng và lãng phí tài nguyên, của cải mà tổ tiên họ để lại. Tuy nhiên mức độ tụt dốc của nước Mỹ lại khiến chúng ta hoàn toàn kinh ngạc.

Mỹ là một trong những nước tiên phong thực hiên cuộc cách mạng công nghiệp. Mỹ đã dạy thế giới cách sản xuất mọi thứ hàng loạt, từ ôtô, ti vi tới máy bay. Chính nền công nghiệp vĩ đại ấy đã giúp Mỹ đè bẹp Đức và Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Nhưng ngày nay chúng ta đang chứng kiến nền hậu công nghiệp ở Mỹ. Khoảng hơn 10.000 công ty ở Mỹ đã đóng cửa chỉ trong mười năm qua. Hàng triệu công nhân thuộc lĩnh vực chế tạo, sản xuất đã bị mất việc trong cùng khoảng thời gian đó.

Mỹ đã trở thành một quốc gia tiêu thụ và tận hưởng trong khi hoạt động sản xuất lại không mấy phát triển. Bạn có đoán được loại hàng hóa chủ yếu nào mà Mỹ đang xuất khẩu hiện nay không? Đó chính là phế liệu. Phế liệu là vật phẩm số một mà Mỹ bán ra cho thế giới, trong khi chính những người dân Mỹ lại háo hức vung tiền vào bất kể thứ gì mà thế giới muốn bán cho họ.

Nước Mỹ giờ đây đã bị phá hỏng và kinh tế Mỹ giờ chỉ là cái bóng của chính nó trước kia. Nếu như trước đây Mỹ có thể thực sự sản xuất ra khối lượng hàng hóa bằng tất cả các nước khác gộp lại thì ngày nay điều này không còn đúng nữa. Thay vào đó, có một điều chắc chắn rằng Mỹ tiêu thụ nhiều hơn bất kỳ nước nào trên thế giới. Nếu quá trình hậu công nghiệp tại nước Mỹ vẫn tiếp tục phát triển theo tốc độ này thì tương lai của thế hệ trẻ của Mỹ sẽ ra sao?

Trong lịch sử, một cường quốc luôn là nước có thế mạnh trong lĩnh vực sản xuất. Nhưng nếu như Mỹ vẫn tiếp tục để nền kinh tế bị ăn mòn với một tốc độ đáng kinh ngạc này thì làm sao Mỹ có thể tiếp tục tự coi mình là một cường quốc lớn mạnh trên thế giới được nữa?

Để cố gắng duy trì tiêu chuẩn sống cao cấp, Mỹ đã tạo ra một bong bong nợ xấu lớn nhất trong lịch sử thế giới, nhưng tình trạng này không thể duy trì được mãi. Cứ mỗi tháng, Mỹ lại chìm sâu hơn vào nợ nần và sự nghèo túng.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi bong bóng nợ vỡ tan?

Quá trình hậu công nghiệp ở Hoa Kỳ nên là một trong những vấn đề đáng được quan tâm hàng đầu của người dân Mỹ. Tuy nhiên thật đáng buồn rằng phần lớn người Mỹ không mấy quan tâm chuyện gì đang diễn ra quanh họ. Và đây là những sự thật về tình trạng của nước Mỹ thời hậu công nghiệp:

Kể từ năm 2001, có khoảng 42.400 xí nghiệp ở Mỹ ngừng hoạt động, trong đó khoảng 75% các xí nghiệp này đã thuê hơn 500 công nhân lao động.

Tập đoàn Dell thông báo sẽ mở rộng hoạt động ở Trung Quốc với nguồn vốn đầu tư khoảng trên 100 tỉ USD trong thập kỷ tới.

Dell cũng thông báo rằng công ty sẽ đóng cửa cơ sở sản xuất hiện đại nhất ở Winston-Salem, phía bắc Carolina, khoảng 900 công nhân sẽ bị mất việc.

Trong năm 2008, 1,2 tỉ điện thoại được bán ra trên toàn thế giới. Nhưng trong đó có bao nhiêu sản phẩm được sản xuất tại Mỹ? Câu trả lời là: Không sản phẩm nào.

Nếu sự thâm hụt thương mại với Trung Quốc tăng với tỉ lệ như hiện nay thì kinh tế Mỹ sẽ mất hơn 500.000 công việc chỉ trong năm nay.

Tính đến tháng 8/2011, thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc tăng cao đạt mức kỉ lục là 29 tỉ USD.

Hoa Kỳ đã mất tổng cộng khoảng 5,5 triệu công việc liên quan tới hoạt động sản xuất kể từ tháng 10/ 2000.

Từ năm 1999 đến năm 2008, số lượng nhân công của các công ty Mỹ tại các chi nhánh nước ngoài tăng lên một cách ấn tượng, khoảng 30%, đạt mức 10,1 triệu người.

Năm 1959, lĩnh vực sản xuất chiếm 28% sản lượng kinh tế Mỹ, nhưng đến năm 2008, sản xuất chỉ còn chiếm 11,5%.

Công ty ô tô Ford vừa thông báo đóng cửa nhà máy sản xuất xe Ford Ranger tại St.Pault, Minnesota.

Cuối năm 2009, chỉ còn khoảng dưới 12 triệu người dân Mỹ làm việc trong lĩnh vực sản xuất. Trong khi lần cuối cùng con số xuất hiện là năm 1941.

Mỹ mất một lượng lớn (khoảng 32%) việc làm trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo kể từ năm 2000.

Năm 2001, Mỹ đứng thứ 4 trên thế giới về lượng sử dụng Internet băng thông rộng trên đầu người. Hiện nay Mỹ tụt xuống đứng vị trí thứ 15.

Số lượng công nhân trong nền công nghiệp máy tính ở Mỹ trong năm 2010 thấp hơn so với năm 1975.

Mạch in được sử dụng trong hàng chục nghìn sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, Châu Á, chứ không phải là Mỹ, sản xuất khoảng 84% mạch in trên toàn thế giới.

Mỹ cứ chi xấp xỉ 3,9 USD vào các mặt hàng của Trung Quốc, thì Trung Quốc mới chi 1 USD cho các mặt hàng của Mỹ.

Một nhà kinh tế học lỗi lạc dự đoán rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ lớn gấp 3 lần nền kinh tế Mỹ năm 2040.

Tháng 9/2011, Cục Điều tra dân số cho biết, có khoảng 46,2 triệu người Mỹ sống trong đói nghèo, đây là số lượng lớn nhất trong vòng 52 năm thống kê số liệu.

 Giang Nguyễn (Theo BI)

diễn đàn kinh tế việt nam

Các tin tức khác

>   Nga, Trung Quốc đua nhau ăn cắp thông tin kinh tế của Mỹ (05/11/2011)

>   IMF: Các nền kinh tế châu Á-TBD dễ bị tổn thương (05/11/2011)

>   Kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh G20: Vỗ tay dè dặt (05/11/2011)

>   Tiêu điểm kinh tế thế giới tuần 07-11/11 (05/11/2011)

>   G-20 duyệt kế hoạch hỗ trợ tăng trưởng kinh tế (05/11/2011)

>   Kinh tế, tài chính 24h: G20 vẫn bế tắc với khủng hoảng nợ (05/11/2011)

>   Nguy cơ từ hệ thống ngân hàng "ngầm" trên toàn cầu (04/11/2011)

>   G20 khẳng định hợp tác ngăn chặn khủng hoảng nợ (04/11/2011)

>   Kinh tế Anh hồi phục chậm nhất gần 100 năm qua? (04/11/2011)

>   Ai đang 'tống tiền' châu Âu? (04/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật