Thứ Ba, 01/11/2011 21:23

Đại biểu quốc hội chưa đồng tình về hiệu quả sử dụng đất

Trong khi Chính phủ đánh giá hiệu quả sử dụng đất từ năm 2000 đến nay đạt hiệu quả tốt thì nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội lại trái ngược với báo cáo này.

Trong báo cáo về hiệu quả sử dụng đất 10 năm được trình Quốc hội để chuẩn bị cho việc thông qua kế hoạch sử dụng đất 10 năm tiếp theo, Chính phủ đánh giá kế hoạch sử dụng đất, công tác quản lý đất đai, việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là bám sát quy hoạch. Bên cạnh đó, quá trình minh bạch thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng cởi mở hơn trong sự giám sát của người dân.

Chính phủ cho rằng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2010 tăng thêm gần 600.000 héc-ta so với chỉ tiêu. Các diện tích đất trồng lúa vẫn đảm bảo an ninh lương thực, trừ một số địa phương do chuyển sang làm khu công nghiệp nên diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh. Đất đô thị trên toàn quốc tăng thêm 62.000 héc-ta so với năm 2000, vượt hơn 20% so với chỉ tiêu nhờ tốc độ đô thị hóa ở nhiều địa phương cũng tăng mạnh trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, tại cuộc thảo luận tổ về vấn đề trên ngày 1-11-2011, rất nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội không đồng tình với báo cáo về hiệu quả sử dụng đất của Chính phủ. Phó chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội, ông Nguyễn Đình Quyền nói: “Tôi không đồng tình với quan điểm hiệu quả sử dụng đất thành công khi nhà nhà làm khu công nghiệp, làm cảng nhưng tỷ lệ bỏ hoang, chưa lấp đầy rất lớn”.

Ông Quyền đề cập đến các quy hoạch này có khả năm nhằm để phục vụ lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ. Do vậy, ông khuyến nghị nhà nước phải có những giải pháp điều chỉnh chứ "không thể phó mặc quy hoạch bị xé nát được”.

Ông Quyền nhắc lại tình trạng trường học, nhà trẻ xin đất xây dựng không có nhưng doanh nghiệp xin phê duyệt dự án là có đất ngay. “Với tư cách là người chịu trách nhiệm về phòng chống tham nhũng của Ủy ban tư pháp tôi sẽ đề nghị với Bộ Công an phối hợp tổ chức các đoàn thanh tra, giám sát về tình trạng sử dụng đất ở một số địa phương”, ông  nói.

Đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) cũng đồng tình với những ý kiến của ông Quyền. Ông Hà cho rằng quy hoạch đất đai những năm qua không sát thực tế, thực hiện không được tốt ở các địa phương. Ông dẫn ra ba ví dụ quy hoạch và thực hiện ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Làng văn hóa các dân tộc và Đại học quốc gia Hà Nội, nơi đoàn đại biểu Quốc hội khóa XII cuả tỉnh Hà Tây đã từng tổ chức giám sát.

Theo ông Hà, tại các địa chỉ trên, quyết định đầu tư đã thực hiện 10 năm nhưng hiệu quả không có. Ví dụ như ở Làng văn hóa các dân tộc, mỗi năm bố trí vốn 40 tỉ đồng nhưng đến nay mới có cái cổng làng hình thành rõ. Hay như Đại học quốc gia Hà Nội, giải phóng mặt bằng không xong.

Đại biểu Đào Văn Bình (Hà Nội) yêu cầu Chính phủ và Quốc hội thu hồi lại quyền chuyển đất lúa sang đất làm khu công nghiệp của chủ tịch UBND các tỉnh vì để tình trạng phân cấp như hiện nay thì không giữ được đất lúa mà tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp hiện nay mới chỉ đạt 41% diện tích đã phê duyệt.

Lan Nhi

tbktsg

Các tin tức khác

>   Thị trường bất động sản: Sẽ có làn sóng đại hạ giá? (01/11/2011)

>   Hà Nội: Chủ căn hộ ở Sakura Tower "chết đứng" (01/11/2011)

>   Từ chuyện bán tháo: Bất động sản xuống thang? (01/11/2011)

>   Xây khu dân cư hơn 3.800 ha tại Dung Quất (01/11/2011)

>   Bất động sản cuối năm: Bỏ tiền vào đâu dễ sinh lời? (01/11/2011)

>   Thêm một chủ dự án bất động sản bán tháo (31/10/2011)

>   Đầu tư BĐS: “Thèm cuộc sống không nợ nần” (31/10/2011)

>   Sóng ngầm bán tháo địa ốc (31/10/2011)

>   Chuyển nhượng dự án Nam An Khánh: “Quan trọng là biết cách làm” (31/10/2011)

>   Xử lý biệt thự bỏ hoang: Bao giờ cho đến... 2012? (31/10/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật