Thứ Năm, 10/11/2011 22:54

“Châu Âu hai tốc độ”, mô hình cho tương lai?

Các quan chức Đức và Pháp đang thảo luận kế hoạch cho một cuộc cải tổ triệt để của Liên minh châu Âu (EU), liên quan đến việc thiết lập một khu vực đồng euro tích hợp và nhiều khả năng thu nhỏ lại, theo một nguồn tin EU.

“Châu Âu hai tốc độ” xuất phát từ động cơ Paris-Berlin. Ảnh: WSJ

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã đưa ra một số ý kiến của mình trong bài nói chuyện hôm thứ ba 8.11 với các sinh viên ở thành phố Strasbourg, miền Đông nước Pháp. Ông cho biết một châu Âu hai tốc độ, tức khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu phát triển mạnh hơn liên minh châu Âu 27 thành viên, sẽ là mô hình duy nhất trong tương lai.

Dưới quan điểm của ông Sarkozy, khu vực đồng tiền euro sẽ nhanh chóng đẩy mạnh hội nhập, bao gồm cả những lĩnh vực nhạy cảm như thuế cá nhân và doanh nghiệp, trong khi phần còn lại của EU sẽ tiếp tục hoạt động như một “liên minh” và có khả năng mở rộng từ 27 lên 35 thành viên, là các nước thuộc vùng Balkans và xa hơn,trong thập kỷ tới.

Phát biểu tại Berlin vào hôm thứ tư 9.11, bà Merkel đã nhắc lại lời kêu gọi thay đổi hiệp ước EU, luật pháp chi phối toàn bộ Liên minh châu Âu, nói rằng tình hình bây giờ rất khó chịu và nhanh chóng "đột phá" là điều cần thiết vì "thế giới sẽ không chờ đợi châu Âu”.

Các cuộc thảo luận giữa các nhà hoạch định chính sách cấp cao ở Paris, Berlin và Brussels nâng cao khả năng một hoặc nhiều quốc gia sẽ phải rời khỏi khu vực đồng euro, trong khi phần cốt lõi còn lại đẩy mạnh hội nhập kinh tế sâu hơn, bao gồm cả thuế và chính sách tài khóa.

Những động thái trên đang bị nhiều quốc gia khác thuộc EU phản đối. Bất kỳ sự điều chỉnh hiệp ước nào của toàn khối thì đều cần sự ủng hộ của những nước này, dù họ không có làm nên bất kỳ điều gì nhưng chính họ sẽ giúp cho thoả thuận được thực hiện.

Một nhà ngoại giao EU nói với Reuters: "Điều này sẽ phủ nhận tất cả những giá trị mà tổ tiên của chúng tôi đã dựng nên trong suốt 60 năm qua. Đây không phải là một châu Âu hai tốc độ, mà chính là việc sẽ vẽ lại bản đồ địa lý và làm phát sinh những căng thẳng mới. Điều này có thể sẽ là sự kết thúc thực sự của châu Âu.”

Điều cấm kỵ là một quốc gia rời khỏi khối tiền tệ chung 17 thành viên đã được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Cannes hồi tuần trước, khi bà Angela Merkel và ông Sarkozy đều gợi ý Hy Lạp phải rời khỏi khối tiền chung nếu muốn duy trì sự ổn định lâu dài của khối này.

Các quan chức EU nói với Reuters việc thay đổi hiệp ước sẽ được chính thức thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels vào ngày 9.12 tới đây, với một hội nghị liên chính phủ. Mặc dù vẫn còn nhiều rào cản, quá trình thay đổi nhiều khả năng sẽ được triệu tập vào năm tới.

Tuyết Hạnh (Reuters)

sài gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   Công ty của Trung Quốc tăng đầu tư vào Indonesia (10/11/2011)

>   IMF kêu gọi các thị trường mới nổi tăng giá nội tệ (10/11/2011)

>   Ý, Hy Lạp trấn an thị trường (10/11/2011)

>   CBI: Anh vẫn có thể tránh được suy thoái kinh tế (10/11/2011)

>   EU có nhiều ý kiến trái chiều về cơ cấu Eurozone (10/11/2011)

>   Quốc hội Mỹ bất đồng về giảm thâm hụt ngân sách (10/11/2011)

>   HSBC dọa chuyển trụ sở khỏi Anh (10/11/2011)

>   Trung Quốc: Giảm giá nhà đất đe dọa tăng trưởng (10/11/2011)

>   UBS: 19 quốc gia có khả năng vỡ nợ cao nhất thế giới (10/11/2011)

>   Thủ tướng Hy Lạp chính thức từ chức (10/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật