Thứ Năm, 24/11/2011 11:10

Cá bò VN bị tố không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Cá bò không sạch vì kinh doanh “bẩn”

Giới truyền thông và cộng đồng mạng mấy ngày qua đẫ đăng tải thông tin, phát tán đường dẫn về một phóng sự được cho là của nhóm PV Đài MBC của Hàn Quốc thực hiện sau chuyến đến VN điều tra việc chế biến cá bò xuất khẩu không đảm bảo vệ sinh.

Thông tin và hình ảnh gây ấn tượng, làm hoang mang dư luận, đã có hiện tượng tẩy chay sản phẩm cá bò VN không chỉ ở Hàn Quốc. Liệu đó có phải là sự thật?

Không lạ với “tiểu xảo”

Cá bò khô, tẩm gia vị - mặt hàng thuỷ sản khoái khẩu có xuất xứ tại VN hầu hết được sản xuất tại Khu công nghiệp thuỷ sản Thọ Quang, TP.Đà Nẵng và một số ít cơ sở công nghiệp tại Quảng Nam, Quảng Ngãi. Thị trường xuất khẩu truyền thống loại sản phẩm này là Hàn Quốc.

Chế biến thuỷ - hải sản xuất khẩu tại Khu công nghiệp thuỷ sản Thọ Quang, Đà Nẵng.

Tuy vậy, khi chúng tôi thông tin về dư luận chê trách công nghệ chế biến bẩn cá bò VN được phát tán trên mạng Internet, báo chí... thì các chủ DN thuỷ sản Đà Nẵng lại tỏ ra: “Không có gì bất ngờ”. GĐ Cty CP thuỷ sản và thương mại Thuận Phước - ông Trần Văn Lĩnh cho biết, DN này từng thu mua, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm cá bò sang Hàn Quốc. Tuy nhiên hiện nay đã chấm dứt việc giao thương với thị trường Hàn Quốc và cũng không còn chế biến cá bò.

Nguyên nhân chính được ông Lĩnh cho là thị trường Hàn Quốc không hấp dẫn. Các đối tác nhập khẩu hàng các sản phẩm cá bò ở Hàn Quốc thất tín, chậm trả và thường xuyên quỵt nợ. Nhưng điều không đáng làm ăn với họ là hành vi vi phạm pháp luật. Họ thường đặt cọc tiền trước, đề nghị xuất hoá đơn thấp hơn nhiều lần so với giá trị thật của lô hàng để trốn thuế (ở cả 2 nước), số còn lại họ trả bằng tiền mặt hoặc để nợ rồi...”xù”.

Nghiêm trọng hơn, họ thường tạo dựng những vụ việc không có thật để o ép giá, gây khó cho DN VN, buộc thay đổi mẫu mã... Nay xuất hiện các phóng sự phê phán việc chế biến không đảm bảo vệ sinh để lu loa không nhằm mục đích gây khó cho các đơn vị chế biến, xuất khẩu cá bò để rồi họ ép giá bán. Việc này không lạ với giới kinh doanh, chế biến thuỷ sản xuất khẩu như chúng tôi.

Cá bò bẩn bị tố trên mạng là sự thật

Cũng ông Trần Văn Lĩnh cho biết, phóng sự của đài truyền hình Hàn Quốc tố cáo việc sản xuất cá bò bẩn là đúng sự thật. Nhưng, việc chế biến đó không nằm trong các Cty, DN kinh doanh, chế biến thuỷ sản của miền Trung và cả nước. Đó là hình ảnh được ghi tại các hộ sản xuất tư nhân, trong khu dân cư... GĐ Cty TNHH thương mại tổng hợp Phước Tiến - ông Đỗ Anh Tuấn cũng phản ánh thực trạng kinh doanh không lành mạnh ở thị trường Hàn Quốc như ý kiến của ông Lĩnh. Theo ông Tuấn, Cty Phước Tiến hiện vẫn kinh doanh mặt hàng cá bò xuất khẩu, song đã chuyển sang thị trường Nhật Bản dù nhiều đối tác Hàn Quốc vẫn còn nợ Cty này cả trăm ngàn USD.

Có quá nhiều chú rể Hàn sang quê vợ ở miền Tây Nam Bộ kinh doanh theo kiểu thiếu văn minh. Họ qua VN thu mua gom cá bò trực tiếp từ các cơ sở nhỏ lẻ, không đủ các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Họ tận dụng điểm yếu ấy để rồi hù doạ, o ép giá nhằm đạt lợi nhuận cao. Việc tung hình ảnh cơ sở chế biến mất vệ sinh như hiện nay là sự thật. Với tư cách Phó Chủ tịch Hiệp hội các DN nhỏ và vừa của Đà Nẵng, ông Tuấn phát biểu, để bảo vệ các DN làm ăn chân chính, cần phải có tiếng nói phản biện, cảnh báo cho các DN biết cách phòng ngừa với các đối tác, thị trường kinh doanh không lành mạnh.

Hành động đó bao gồm cả việc lên án, tố cáo các cơ sở chế biến sản phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường, bất kỳ cơ sở ấy ở đâu. Hiện tượng kêu gọi tẩy chay, vu khống cá bò VN ở Hàn Quốc sẽ không ảnh hưởng đến DN làm ăn chân chính tại miền Trung, VN. Các đối tác khi mua sản phẩm, họ có quy trình kiểm tra sản phẩm nghiêm ngặt, từ tham quan xưởng sản xuất, công nghệ đến kiểm định chất lượng từng lô hàng... Vì vậy, chúng ta không lo ngại bị ảnh hưởng bởi những tin đưa không đúng bản chất sự việc như hiện nay.     

Không có việc đình chỉ NK sản phẩm thuỷ sản khô từ VN vào Hàn Quốc. Ngày 23.11, phóng viên Lao Động đã liên hệ với Ban Kinh tế - Đại sứ quán Hàn Quốc và Cơ quan xúc tiến thương mại Hàn Quốc (Kotra) tại Việt Nam. Cả hai cơ quan trên đều cho biết không hề tiếp và hướng dẫn đoàn phóng viên Hàn Quốc nào đến thực hiện điều tra về vụ việc liên quan đến cá bò khô ở VN.

Nguồn tin từ Kotra khẳng định “nếu nhóm phóng viên không thông qua Đại sứ quán và Kotra thì đó sẽ không phải là nguồn tin chính thức. Có thể cuộc điều tra được thực hiện chỉ là nhằm bảo vệ quyền lợi của một nhóm hiệp hội hoặc một nhóm Cty thương mại nào đó liên quan đến sản phẩm cùng loại”. Ngoài ra, Kotra khẳng định chưa hề nhận được thông tin nào về việc Hàn Quốc đình chỉ việc nhập khẩu toàn bộ các sản phẩm thủy sản khô của VN.    

P.T

Thanh Hải

lao động

Các tin tức khác

>   Phạt Đại học FPT 500 triệu đồng vì niêm yết giá bằng USD (23/11/2011)

>   Nhà báo Hà Phan chấp nhận án 7 năm tù (23/11/2011)

>   SEA Games 26: Nghi vấn tiêu cực sau thất bại của U-23 VN (23/11/2011)

>   Đại gia mới nổi vỡ nợ dây chuyền vì tín dụng đen (20/11/2011)

>   5 kg vàng “bốc hơi”: SJC Chợ Lớn phải bồi thường (18/11/2011)

>   TienPhongBank có lãi nhờ "hoạt động khác" (18/11/2011)

>   Hỗ trợ pháp lý cho các vụ kiện tụng quốc tế của Vinashin (18/11/2011)

>   “Vinashin vay thì Vinashin phải tự trả” (16/11/2011)

>   Truy nã nguyên Trưởng phòng VIBank Bình Thạnh (15/11/2011)

>   Satra 'nướng' 174 tỷ đồng vào chứng khoán (14/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật