Thứ Hai, 31/10/2011 14:28

Nhật Bản sẽ tiếp tục mua trái phiếu EFSF

(Vietstock) - Giám đốc điều hành Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF), Klaus Regling, cho biết một quan chức cấp cao về tiền tệ của Nhật Bản đã tái cam kết rằng Tokyo sẽ tiếp tục mua vào trái phiếu của quỹ.

* Nhật Bản can thiệp tiền tệ, đồng JPY lao dốc 4%

Hiện châu Âu đang hy vọng các quốc gia có nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào như Nhật Bản và các nền kinh tế mới nổi quan trọng khác sẽ hỗ trợ về mặt tài chính để gia tăng gấp 4 - 5 lần quy mô của EFSF lên khoảng 1 ngàn tỷ EUR.

Trước đây, các nhà làm chính sách của Nhật Bản khẳng định Tokyo sẵn sàng mua thêm trái phiếu do EFSF phát hành nhưng nước này muốn chứng kiến châu Âu tiến hành các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công khu vực.

“Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục mua trái phiếu EFSF được phát hành trong 10 tháng qua và chúng tôi sẽ tiếp tục liên lạc thường xuyên về các hoạt động trong tương lai”, ông Klaus Regling phát biểu sau cuộc họp với ông Takehiko Nakao, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản phụ trách các vấn đề quốc tế.

Hiện ông Regling đang ở Tokyo sau khi có mặt tại Trung Quốc vào cuối tuần qua nhằm thuyết phục Bắc Kinh đầu tư khi cho rằng nhà đầu tư có thể được đảm bảo 20% các khoản thua lỗ ban đầu và tất cả số trái phiếu có thể được bán bằng đồng Nhân dân tệ nếu Trung Quốc muốn. Tuy nhiên, đề xuất của ông nhận được sự phản hồi rất thận trọng từ phía Trung Quốc.

Hôm thứ Năm, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được một thỏa thuận quan trọng nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng kéo dài hai năm qua trong đó có việc sử dụng đòn bẩy để gia tăng quy mô của quỹ giải cứu lên 1 ngàn tỷ EUR. Dù vậy, châu Âu vẫn chưa thể đưa ra được kế hoạch chi tiết và các Chính phủ khu vực vẫn còn lo lắng về việc cam kết rót thêm tiền cho quỹ.

Hiện Nhật Bản đang nắm giữ khoảng 2.7 tỷ EUR, tương đương 20% tổng lượng trái phiếu do EFSF phát hành sau hai đợt mua vào tháng 1 và tháng 6. Thế nhưng vẫn chưa rõ liệu nước này có quan tâm đến việc đầu tư vào các công cụ đặc biệt của EFSF.

Trong khi đó với nguồn dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, cho tới nay Trung Quốc vẫn còn tỏ ra thận trọng. Dù Trung Quốc tin tưởng rằng châu Âu sẽ vượt qua khủng hoảng nhưng nước này chưa hề công khai về việc sẽ mua thêm nợ của các Chính phủ châu Âu.

Các cam kết về việc rót thêm tiền cho công cụ giải cứu của châu Âu sẽ trở thành hiện thực tại cuộc họp thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo G20 vào ngày thứ Năm và thứ Sáu tại Pháp.

Phạm Thị Phước (Theo CNBC)

Các tin tức khác

>   Tiêu điểm kinh tế thế giới tuần 31/10-04/11 (31/10/2011)

>   Nhật Bản can thiệp tiền tệ, đồng JPY lao dốc 4% (31/10/2011)

>   IMF cân nhắc cách giúp đỡ các nước khó khăn hiệu quả hơn (31/10/2011)

>   Đức “bất ngờ” giảm 56 tỉ euro nợ công (31/10/2011)

>   Mỹ-Trung thảo luận về phục hồi tài chính toàn cầu (30/10/2011)

>   Ý chưa trấn an được giới đầu tư (30/10/2011)

>   Kinh tế Thái Lan tê liệt, kinh tế thế giới lao đao (30/10/2011)

>   Trung Quốc muốn thành lập ngân hàng ASEAN (29/10/2011)

>   Kinh tế, tài chính 24h: Kinh tế Nhật và các tín hiệu khích lệ (29/10/2011)

>   S&P xếp hạng tín nhiệm EFSF ở mức AAA (29/10/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật