Chủ Nhật, 16/10/2011 21:44

Hạn chế nguồn gỗ nhập từ Lào…

Bộ Công nghiệp và Thương mại Lào đã kêu gọi chính quyền các tỉnh hợp tác nhiều hơn trong việc thực thi lệnh cấm xuất khẩu gỗ chưa chế biến của chính phủ, do quốc gia này cần nhiều gỗ để cung cấp cho ngành công nghiệp gỗ trong nước.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình thực hiện trong 6 tháng đầu của chương trình kinh tế - xã hội năm 2010 – 11. Khoảng 6 cơ quan chế biến gỗ đã được thành lập dựa trên lệnh cấm xuất khẩu gỗ chưa chế biến của chính phủ.

Bộ Công nghiệp và Thương mại tin rằng nếu không có sự hợp tác từ phía chính quyền địa phương và các cơ quan khác, thì ngành công nghiệp chế biến gỗ sẽ không có nguồn thu ngoại tệ để phát triển.

Bộ cho biết việc thực hiện cần sự hợp tác từ phía chính quyền tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp cùng với Bộ Công an nghiêm chỉnh thực hiện lệnh cấm xuất khẩu gỗ chưa chế biến của Thủ tướng chính phủ. Bộ biết rằng việc xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiêu quý giá này vẫn đang tiếp tục, bất chấp lệnh cấm hiện nay.

Việc xuất khẩu gỗ chưa chế biến là một trở ngại nghiêm trọng đối với chính sách phát triển và hiện đại hóa ngành công nghiệp chế biến gỗ của chính phủ, một ngành công nghiệp giàu tiềm năng.

Chính phủ đưa ra lệnh cấm xuất khẩu gỗ chưa chế biến trong vài năm trước đây, nhằm đảm bảo nguồn cung cấp lớn hơn cho các nhà máy chế biến trong nước và gia tăng giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên này trước khi xuất khẩu.

Việc ngừng cung cấp gỗ sang các nước khác cũng nhằm mục đích buộc các nhà chế biến gỗ nước ngoài chuyển cơ sở sản xuất của họ sang Lào, nơi họ có thể trực tiếp tiếp cận nguồn nguyên liệu thô.

Sự phát triển của ngành công nghiệp gỗ quốc tế tại Lào sẽ không chỉ tạo ra việc làm mà còn cho phép các nhà sản xuất gỗ địa phương học nhiều kỹ năng và công nghệ mới, cho phép sử dụng nguồn cung cấp gỗ dồi dào của đất nước.

Bộ Công nghiệp và Thương mại sẽ tiếp tục hỗ trợ các công ty chế biến gỗ tiềm năng theo dự án thí điểm về hiện đại hóa ngành công nghiệp.

Trong những năm gần đây, các quan chức ngành công nghiệp và thương mại đã cải thiện các tiêu chuẩn về các nhà máy chế biến gỗ trên toàn quốc.

890/1157 nhà máy đã được phép tiếp tục hoạt động sau đợt kiểm tra. Các nhà máy khác đang trong quá trình cải thiện phương pháp sản xuất để sử dụng gỗ hiệu quả hơn.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietfores) vừa phát đi thông điệp bác bỏ những cáo buộc của Tổ chức Điều tra môi trường (EIA) về việc một số DN Việt Nam sử dụng gỗ nhập bất hợp pháp từ Lào đề sản xuất đồ gỗ xuất sang Mỹ, EU.

Phát biểu tại buổi họp báo tại Hà Nội chiều 31/8, Chủ tịch Vietfores Trần Đức Sinh khẳng định: gỗ nhập từ Lào của các DN Việt Nam có nguồn gốc hợp pháp, được Chính phủ Lào cho phép khai thác theo định mức hàng năm, tận thu từ lòng hồ thủy điện, từ GPMB các công trình cơ sở hạ tầng... Số gỗ này được cơ quan thẩm quyền của Lào cấp giấy phép xuất khẩu và chỉ định đối tác.

Quan trọng hơn, theo Vietfores, số gỗ nhập từ Lào không được dùng để sản xuất các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Mỹ và EU. Các sản phẩm gỗ Việt Nam xuất sang các thị trường này chủ yếu là bàn, ghế ngoài trời được chế biến từ gỗ rừng trồng. Gỗ nhập từ Lào, cũng theo Vietfores, chủ yếu dùng để sản xuất ván sàn, cửa đi, cửa sổ, cầu thang, tủ bếp.... phục vụ nhu cầu trong nước.

Ngoài ra, tất cả các lô hàng gỗ xuất san Mỹ và EU đều được các đối tác nhập khẩu thuê đơn vị giám sát độc lập - Vietfores khẳng định.

Theo Vietfores, hàng năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 4 triệu m3 gỗ. Lượng gỗ từ Lào chiếm rất ít, chỉ khoảng 20.000 - 250.000m3, tương đương 0,5%.

Theo Vietfores, Hiệp hội này đã có thư bác bỏ các nội dung cáo buộc sai sự thật gửi tới EIA, Tổng cục Môi trường EU và đại diện EU tại Hà Nội. Vietfores cho rằng, các số liệu điều tra dẫn đến cáo buộc của EIA là sai lệch, bóp méo thông tin, phương pháp điều tra không minh bạch và khoa học, gây tác hại cho các DN xuất khẩu gỗ và uy tín cuản gành này.

Trước đó, ngày 28/7, EIA - tổ chức Phi chính phủ có trụ sở tại Anh - đã công bố một kết luận điều tra với tiêu đề (tạm dịch) "Giao lộ thương mại gỗ bất hợp pháp giữa Lào và Việt Nam". Trong đó, EIA cáo buộc một số DN Việt Nam đã nhập gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp từ Lào và sử dụng nguyên liệu này để sản xuất đồ gỗ, xuất khẩu sang Mỹ và EU.

Đức Trung

Tầm nhìn

Các tin tức khác

>   Campuchia kêu gọi doanh nghiệp VN thu mua nông sản (07/10/2011)

>   Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn phát triển thủy điện ở Lào (19/09/2011)

>   Việt Nam là thị trường số 1 của du lịch Campuchia (14/09/2011)

>   VN – Lào hướng tới mục tiêu 2 tỷ USD kim ngạch thương mại (09/09/2011)

>   Trao đổi thương mại Việt Nam-Campuchia tăng mạnh (08/09/2011)

>   Hoàn thành cẩm nang xuất khẩu vào thị trường Myanmar (05/09/2011)

>   Thúc đẩy thương mại khu biên giới với Campuchia (01/09/2011)

>   Campuchia: Cho phép dân tái định cư ở khu đất vàng (25/08/2011)

>   Việt Nam - Lào thông qua dự án khai thác mỏ kali (19/08/2011)

>   Trung Quốc mua 200.000 tấn gạo của Campuchia (17/08/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật