Thứ Năm, 01/09/2011 06:34

TPHCM: Nhiều doanh nghiệp chiếm dụng BHXH để gửi ngân hàng

Theo ông Nguyễn Đăng Tiến, Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) TPHCM, từ đầu năm đến nay có trên 24.000 doanh nghiệp nợ BHXH, với  số nợ vào khoảng 750 tỉ đồng. Lãi suất cao khiến nhiều doanh nghiệp chiếm dụng khoản tiền này để gửi ngân hàng lấy lãi.

Theo ông Tiến, nhiều doanh nghiệp cố tình không đóng, hoặc kéo dài thời gian đóng vì lãi suất phải trả cho khoản nợ này chỉ vào khoảng 10,5%/năm, trong khi khoản tiền này nếu gửi ngân hàng thì lãi suất mà doanh nghiệp được nhận cao hơn, có nơi lên đến 18-19%/năm.

Sự chây ì trong việc đóng BHXH theo ông Tiến một phần cũng là do chế tài hiện còn nhẹ, chỉ phạt doanh nghiệp theo mức cao nhất của pháp lệnh phạt vi phạm hành chính vào khoảng 30 triệu đồng, không thấm vào đâu so với khoản lãi mà doanh nghiệp thu được từ việc gửi ngân hàng.

Ông Tiến cho biết hiện tại ở TPHCM có hơn 80.000 doanh nghiệp đóng thuế, nhưng con số đóng BHXH chỉ khoảng một nửa. Nhiều doanh nghiệp chỉ đóng bảo hiểm xã hội cho cấp quản lý của công ty chứ không đóng cho người lao động; cũng có nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ kiểu công ty gia đình không thực hiện đóng BHXH.

Cũng có một thực trạng là ở nhiều doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp dành số tiền lẽ ra phải đóng BHXH để bù thêm vào cho thu nhập của công nhân, nhằm đưa ra được mức thu nhập cạnh tranh để thu hút người lao động. Theo ông Tiến, việc làm này đang gây bức xúc cho các doanh nghiệp có đóng đầy đủ các chế độ, chính sách cho người lao động, vì như vậy, họ sẽ gặp phải sự cạnh tranh không công bằng trên thị trường lao động.

Ông Tiến cũng cho rằng, việc tăng lương tối thiểu vào tháng 10 tới sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu bảo hiểm xã hội. Vì khoản đóng này từ phía doanh nghiệp chắc chắn tăng lên, trong khi nhiều doanh nghiệp đã chịu không ít khó khăn từ tình hình kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, nên họ sẽ tìm cách trốn đóng, khất nợ kéo dài.

Bảo hiểm xã hội TPHCM cho biết, từ đầu năm 2011 đến nay đã khởi kiện 66 doanh nghiệp nợ BHXH với tổng số tiền 25,5 tỉ đồng, thu hồi được hơn 14 tỉ đồng. Từ nay đến cuối năm cơ quan này sẽ tiếp tục khởi kiện các doanh nghiệp chậm đóng trong thời gian dài để thu nợ cho quỹ BHXH.

Ông Tiến cho biết cũng đã kiến nghị lên BHXH Việt Nam để nâng mức phạt lên 5-10% tổng số tiền BHXH bị chiếm dụng, còn mức phạt tối đa 30 triệu đồng như hiện nay không đủ sức răn đe. Thêm vào đó, việc đóng bảo hiểm xã hội không nên dựa vào mức lương ghi trong hợp đồng lao động, mà nên tính toán theo khoản đóng thuế của doanh nghiệp thì việc thất thu sẽ giảm bớt.

Thanh Thương

TBKTSG ONLINE

Các tin tức khác

>   Thuế ôtô nhập khẩu trong lộ trình giảm mạnh (31/08/2011)

>   Dành thêm 7.100 tỷ đồng ngân sách để trả nợ (31/08/2011)

>   Không có chuyện truy thu 3.340 tỉ đồng đối với Honda VN (31/08/2011)

>   Truy thu hơn 458 tỉ đồng tiền thuế (30/08/2011)

>   Thuế thu nhập doanh nghiệp: Hồi hộp chờ sửa Nghị định 124 (29/08/2011)

>   8 tháng, bội chi ngân sách trên 39 nghìn tỷ đồng (29/08/2011)

>   Từ 1/1/2012, cơ quan Thuế không bán hóa đơn cho doanh nghiệp (23/08/2011)

>   Ernst & Young đề xuất giải pháp để ngăn chuyển giá (18/08/2011)

>   Thu hồi 2.230 tỷ đồng gian lận thuế (18/08/2011)

>   Cuối 2012 sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân (12/08/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật