Thứ Tư, 14/09/2011 16:57

Thực hư chuyện rút tiền vì lãi suất thấp

Một tuần sau khi NHNN ban hành Chỉ thị 02/CT-NHNN chấn chỉnh việc thực hiện quy định về trần lãi suất huy động, nhiều ngân hàng đã thực hiện đưa lãi suất huy động VND về 14%/năm và 2%/năm đối với ngoại tệ. Tuy nhiên, đã có hiện tượng biến động về nguồn vốn ở một số ngân hàng. Phải chăng do lãi suất giảm thấp khiến nhiều người thất vọng nên đã rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng để đầu tư vào các kênh khác?

Hoạt động của đa số ngân hàng vẫn khá bình ổn sau khi lãi suất huy động về 14%/năm

Một cán bộ Ngân hàng H Chi nhánh Hà Nội cho biết, số dư tiền gửi tại Chi nhánh cuối tuần trước là 370 tỷ đồng, có thời điểm đột biến đạt mức trên 400 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi Chỉ thị 02 được ban hành, con số này bắt đầu giảm, cụ thể, ngày 12/9 số dư trung bình của Chi nhánh còn 340 tỷ đồng. Mặc dù quy định cho phép tố cáo với NHNN nếu phát hiện ra khách hàng rút tiền đem gửi ngân hàng khác vì mức lãi suất cao hơn trần, nhưng theo vị cán bộ ngân hàng này, trên thực tế rất khó để biết khách hàng rút tiền ra mang đi đâu hay làm gì?

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, mọi người đang gửi tiền với mức lãi suất 18 - 19%/năm mà nay giảm xuống 14%/năm là mức giảm khá sâu. Do vậy, có thể họ sẽ có động thái rút tiền ra để đầu tư vào một kênh khác hay chuyển tiền từ ngân hàng nhỏ sang ngân hàng lớn, hoặc tìm ngân hàng có nhiều sản phẩm, dịch vụ, uy tín và sự chuyên nghiệp cao hơn để gửi tiền… "Đó phản ứng bình thường của thị trường", TS. Hiếu nhấn mạnh.

Trong một tương quan khác, ông Trịnh Văn Tuấn, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông - Oricombank (OCB) cho biết, OCB đã thực hiện nghiêm túc ngay khi Chỉ thị 02 của NHNN được ban hành và cũng không có sự xáo trộn trong việc huy động tiền gửi VND. "Báo cáo cuối ngày của các chi nhánh cho biết, có những điểm giao dịch huy động rất cao, nhưng cũng có những điểm huy động lại sụt giảm chút ít. Mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường ở OCB", ông Tuấn khẳng định.

Câu chuyện của OCB cũng đồng nhất với tình hình hoạt động của GPBank, PGBank, TienPhongBank, VietBank, ABBank… khi các đơn vị này trao đổi với phóng viên ĐTCK.

Theo ông Tuấn, giá vàng đang biến động bất thường nên người dân cũng đang rất cân nhắc, mua hay không mua kim loại quý này. Bên cạnh đó, với thông điệp được NHNN đưa ra là biến động tỷ giá không quá 1% thì việc chuyển đổi từ VND sang USD rồi gửi ngân hàng với lãi suất 2%/năm cũng không phải là điều hấp dẫn. Còn lãnh đạo cao cấp Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhận định, sự hồi phục của thị trường bất động sản và TTCK vẫn rất mong manh. "Do vậy, gửi tiền vào ngân hàng hiện nay với lãi suất 14%/năm vẫn là kênh đầu tư có lợi nhuận và an toàn nhất", vị lãnh đạo trên nói.

Tuy nhiên, trên thị trường đã xuất hiện nhiều thông tin về việc một vài chi nhánh ngân hàng vi phạm quy định trần lãi suất của NHNN. Cơ quan Thanh tra giám sát của NHNN cũng cho biết, đầu tuần này có 10 chi nhánh ngân hàng bị tố giác vi phạm Chỉ thị 02 và NHNN đã triển khai các đoàn thanh tra để kiểm tra những đơn vị bị tố giác.

Tại Chi nhánh Maritime Bank (MSB) Ninh Bình - một trong những đơn vị bị tố giác, sau khi thẩm tra, Ban Thanh tra NHNN Chi nhánh Ninh Bình xác nhận: Lãi suất huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Maritime Bank (MSB) cao nhất là 14%/năm; Maritime Bank Ninh Bình không thực hiện các hình thức khuyến mại đối với khách hàng gửi tiền tại Chi nhánh; Lãi suất huy động tiền gửi của Maritime Bank được niêm yết công khai. Ban Thanh tra kết luận: "Chúng tôi đã xác định Maritime Bank Ninh Bình nghiêm túc thực hiện mức lãi suất trần trong công tác huy động vốn, không có dấu hiệu lách luật".

Tại các địa chỉ bị tố giác, hầu hết đơn vị đều thanh minh rằng mình "vô tội", nhưng theo một cán bộ thanh tra, rất khó phát hiện những trường hợp vi phạm. Bởi phần lãi suất vượt trần thường được các tổ chức tín dụng này trả thẳng bằng tiền mặt cho khách hàng, còn trên sổ sách hay trên hợp đồng tiền gửi luôn thể hiện đúng lãi suất theo quy định. Trong khi với khách hàng cũng chẳng dại gì lại "lạy ông tôi ở bụi này", đi khai báo với cơ quan chức năng. Đó cũng chính là lý do mặc dù thời gian trước cũng đã có khá nhiều cam kết đồng thuận được đưa ra, song đều nhanh chóng bị phá vỡ vì rất khó tìm được sự đồng lòng. Bởi vậy, dư luận vẫn đang chờ những kết luận chính thức từ Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng "nghi can".

Hồng Dung

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   Vì sao nợ xấu ngân hàng tăng cao? (14/09/2011)

>   Lập lại trật tự lãi suất: Không còn “hô khoan đánh” (14/09/2011)

>   USD tự do vượt 21.000 đồng (14/09/2011)

>   Lãi suất liên ngân hàng vẫn cao hơn trần huy động từ dân cư (14/09/2011)

>   Những chiêu ngân hàng "bóp cổ" doanh nghiệp (14/09/2011)

>   Chật vật theo trần lãi suất (14/09/2011)

>   Ngân hàng bắt đầu nới cho vay tiêu dùng (14/09/2011)

>   Kéo giảm lãi suất tiền gửi, tiền vay - Vẫn còn nghe ngóng, rụt rè (14/09/2011)

>   Không dễ tiếp cận vốn vay lãi suất thấp (13/09/2011)

>   Techcombank giảm lãi suất vay xuất khẩu xuống 17.9% (13/09/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật