Thứ Sáu, 30/09/2011 22:22

Doanh nghiệp Việt vay lãi suất cao hơn 5 lần doanh nghiệp FDI

Ngân hàng cho vay với lãi suất quá cao, đây là "điểm nóng” thu hút sự quan tâm đặc biệt của báo chí cũng như dư luận xã hội. Với lãi suất xấp xỉ 20%/năm, thậm chí có thời điểm và có địa bàn lãi suất còn lên đến gần 25%/năm đã đẩy hầu hết các doanh nghiệp rơi vào tình cảnh bế tắc bởi lợi nhuận không đủ trả lãi cho ngân hàng.

Gần đây, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay chỉ còn ở mức 17% - 19%/năm. Tuy nhiên so với hiệu quả kinh doanh của số đông doanh nghiệp thì mức lãi suất này vẫn còn cao. Đặc biệt so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, lãi suất vay vốn ngân hàng ở Việt Nam còn ở mức quá cao.

Chưa hết, trên thị trường đang tồn tại nghịch lý gây bất lợi lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nội địa: doanh nghiệp Việt Nam vay vốn ngân hàng với lãi suất cao hơn 5 lần so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Nhìn vào mặt hàng café cho ta thấy rõ nghịch lý này. Trong cùng thời điểm và trên cùng địa bàn (thuộc khu vực Tây Nguyên) các doanh nghiệp trong nước thu mua café phải vay vốn ngân hàng với lãi suất trên 20%, thậm chí có lúc lên đến xấp xỉ 25%/năm. Biết rằng đây là lãi suất "khủng” nhưng không vay vốn ngân hàng thì khác nào tự đóng cửa doanh nghiệp. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI được vay vốn ngân hàng với lãi suất chỉ có từ 3% - 4%/năm. Phải nói rõ điều này để tránh sự hiểu nhầm: doanh nghiệp Việt Nam vay vốn ngân hàng thương mại trong nước, còn doanh nghiệp FDI vay vốn của ngân hàng ngoài nước. Lãi suất chênh nhau hơn 5 lần cho nên doanh nghiệp FDI "không dại gì" mà đi vay vốn ở ngân hàng thương mại Việt Nam. Ngược lại doanh nghiệp Việt Nam "thèm khát” lãi suất 3% - 4% nhưng họ không thuộc đối tượng được vay vốn từ ngân hàng ngoài nước. Tại sao có tình hình như vậy, xin được "kính chuyển” vấn đề này đến hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như cấp quản lý vĩ mô của trung ương.

Với lợi thế về sức mạnh tài chính, doanh nghiệp FDI từng bước chiếm lĩnh thị phần và vươn lên khống chế thị trường. Trước đây doanh nghiệp nội địa thu mua café chiếm hơn 80% trong tổng sản lượng hàng hóa. Hiện nay "sao đã đổi ngôi” theo chiều hướng thật sự đáng lo ngại: doanh nghiệp FDI vươn lên mạnh mẽ chiếm gần 50% sản lượng café của Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam đang "thua trên sân nhà" đối với kinh doanh mặt hàng café, vấn đề này có nguyên nhân từ nhiều phía, trong đó lãi suất ngân hàng là "nút thắt” cần được tiếp tục tháo gỡ.

Bá Tân

đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   Tổng huy động vốn vào hệ thống ngân hàng vẫn tăng (30/09/2011)

>   "Hé cửa" cho vay tiêu dùng (30/09/2011)

>   Thông tư 30, cần thiết nhưng… (30/09/2011)

>   'Trảm' lãi suất ngày, nhà băng 'xúi' khách gửi theo tháng (30/09/2011)

>   Lãi suất xáo trộn thị trường vốn (30/09/2011)

>   Tuần 17-23/09: Lãi suất bình quân liên ngân hàng có xu hướng giảm (30/09/2011)

>   Siết mua bán USD tại thị trường tự do (30/09/2011)

>   Nợ xấu gia tăng: Sự trả giá của ngân hàng (30/09/2011)

>   Một số ngân hàng có thể sẽ được bán vàng huy động (29/09/2011)

>   Ngân hàng bỏ sản phẩm huy động vốn theo ngày (29/09/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật