Cấm bán khống - Liệu có khả thi?
Ngày 5-9, UBCKNN đã có Công văn 2816/UBCK-QLKD yêu cầu các CTCK, công ty quản lý quỹ (CTQLQ) không thực hiện hoặc đứng ra làm trung gian cho khách hàng vay CK để bán (bán khống). Liệu yêu cầu này có hợp lý và khả thi?
Kiểm tra không dễ
Ông Hoàng Thạch Lân, Giám đốc môi giới CTCK MHBs, đặt vấn đề: “Có thể hiểu Công văn 2816 có tác dụng chặn nguồn cung CP để bán khống chứ không phải chặn nhu cầu của NĐT, bởi nhu cầu hiện nay vẫn rất lớn. Không thể cấm các cá nhân cho vay CK lẫn nhau để bán, vì đây
Vài năm qua, các văn bản liên quan đến việc quản lý bán khống, hay giao dịch ký quỹ của UBCKNN đều đi sau thị trường. Theo tôi, hoạt động bán khống đã có từ năm 2006 chứ không phải mới có gần đây, nên khó có chuyện UBCKNN cấm là lập tức có thể “dập tắt” được.
Luật sư TRẦN MINH HẢI,
Giám đốc Công ty Luật Basico | là hợp đồng dân sự.
Nhưng do các cá nhân không thể “nhìn” được tài khoản của nhau và để phòng tránh những bất trắc nên buộc phải có một bên trung gian là CTCK đứng ra để theo dõi, tính toán lỗ lãi, chuyển tiền qua lại…
Như vậy, Công văn 2816 không cho CTCK, CTQLQ làm trung gian sẽ khiến những người tham gia bán khống e ngại rằng nếu mình lãi có khi bên cho vay CK lại không trả tiền. Tuy nhiên, cần phải tính đến yếu tố thanh tra, kiểm tra các CTCK, vì thực tế hoạt động bán khống diễn ra không có hợp đồng, chỉ là thỏa thuận miệng.
Làm sao để có thể thanh, kiểm tra các CTCK liên tục, không loại trừ trường hợp những CTCK đã được thanh, kiểm tra và “lọt” qua được sẽ lại tiếp tục cho bán khống”.
Thông thường, những tài khoản cho vay để bán khống sẽ có rất nhiều CP, đồng thời hoạt động mua - bán sẽ diễn ra liên tục trên các tài khoản này và sau đó sẽ có nhiều nghiệp vụ chuyển tiền qua lại đến các tài khoản khác.
Thí dụ, nếu NĐT A mượn CP X từ NĐT B và bán ra giá cao, mua vào giá thấp, sẽ có lãi một khoản và khoản này sẽ được chuyển từ tài khoản của NĐT B sang NĐT A. Ngược lại, nếu sau khi NĐT A bán xong, giá CP X tăng lên và phải mua lại, NĐT A sẽ phải chuyển vào tài khoản của NĐT B số tiền lỗ. Có thể CTCK sẽ lập luận rằng việc nạp tiền - rút tiền là chuyện bình thường của một NĐT, nhưng nếu những nghiệp vụ này diễn ra liên tục, với mật độ dày đặc thì không bình thường chút nào, và sẽ không khó để các cơ quan quản lý truy ra. UBCKNN có thể dựa vào mối quan hệ này để kiểm tra các giao dịch bất thường.
Bên cạnh đó, các Sở GDCK đều có phòng giám sát giao dịch nên việc phát hiện cũng không quá khó khăn. Như vậy, về nguyên tắc, UBCKNN có thể thanh, kiểm tra được nhưng việc này trong thực tế sẽ đòi hỏi những quy trình phức tạp và tốn kém rất nhiều công sức, thời gian. Có những lo ngại về việc NĐT và CTCK thay vì thỏa thuận “chui” để bán khống sẽ sử dụng hợp đồng hợp tác đầu tư để hợp thức hóa, nhưng theo các quy định mới nhất của UBCKNN thì không được ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư mới.
Lách luật
Việc NĐT không được phép bán khống cũng giống như việc phải đi con đường một chiều. Thị trường sôi động hay không chủ yếu do nhà đầu cơ chứ không phải do NĐT. Nếu thị trường đi xuống, nhà đầu cơ chỉ ngồi một chỗ, muốn đầu cơ được, phải đi bán khống chui.
Lâu nay, có không ít ý kiến cho rằng TTCK Việt Nam chỉ có thể sinh lãi nếu theo xu hướng đi lên, còn khi đi xuống tất cả đều lỗ.
Trong trường hợp UBCKNN áp dụng biện pháp kiểm tra gắt gao việc chuyển tiền vào - ra trên một tài khoản có nhiều CK để phát hiện việc bán khống, có thể nảy sinh những biện pháp lách tinh vi hơn. Chẳng hạn, sau khi bán khống, nếu NĐT lời hoặc lỗ, việc rút tiền hoặc chuyển tiền sẽ không đi từ tài khoản cho vay CP để bán nữa mà sẽ bắt nguồn từ tài khoản khác.
Một giải pháp khác là chuyển CP từ tài khoản của người cho mượn CP sang tài khoản của người mượn CP để bán thông qua các giao dịch thỏa thuận, sau khi hoàn tất việc bán và mua, người này lại giao dịch thỏa thuận với bên cho mượn CP để “trả hàng”. Cách này hiện nay ít phổ biến bởi tốn kém nhiều chi phí giao dịch và mất nhiều thời gian để chuyển nhượng CP cũng như giám sát, nhưng nếu kiểm tra gắt gao, chắc chắn sẽ được sử dụng nhiều hơn.
Thay vì gom CP lại một tài khoản “đầu mối” và có thể bị phát hiện, một số CTCK sẽ “chẻ nhỏ” lượng CP ra nhiều tài khoản. Chẳng hạn nếu khách hàng muốn bán khống 1 triệu CP, thay vì dùng 1 tài khoản cũng có số lượng tương ứng để bán ra, CTCK có thể huy động khoảng 10-15 tài khoản khác để bán mà số lượng vẫn đầy đủ. Cách này sẽ giúp các giao dịch nhìn thực và hợp lý hơn.
Đối với một số CTCK và NĐT, cái gì có lợi là họ làm, còn việc xử phạt thì… tính sau. Do vậy việc UBCKNN ra công văn không cho CTCK và CTQLQ bán khống là chưa đủ mạnh và thuyết phục để khống chế, vì đây chỉ là công văn mang tính chất nhắc nhở, cảnh báo chứ không phải là luật.
Trong thời gian tới, nếu UBCKNN phát hiện CTCK bán khống, cũng không có quy định cụ thể cho việc này để xử phạt mà phải tìm một quy định khác. Nếu UBCKNN lấy lý do chỉ cấp phép cho CTCK môi giới, bảo lãnh, lưu ký, phát hành… mà không cấp phép bán khống để xử lý, sẽ rất thiếu thuyết phục. Ở đây, CTCK có thể lý luận rằng họ làm những điều pháp luật không cấm và tại sao chỉ xử phạt bán khống trong khi còn có hàng loạt những nghiệp vụ chui khác vẫn chưa bị xử lý.
Trong trường hợp UBCKNN có quan điểm bán khống là nguy hại thì cần ban hành luật để cấm hẳn, nhưng nếu vẫn có ý định để ngỏ hoạt động này trong tương lai, cần phải ban hành những quy định cụ thể hơn để quản lý bán khống.
Thái Ca - Đăng Nhã
SÀI GÒN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
|