Thứ Năm, 11/08/2011 14:35

Thâu tóm “lướt sóng”

Những thương vụ thâu tóm, sáp nhập vẫn đang diễn ra với mật độ khá dày, quy mô ngày một lớn hơn và chưa có dấu hiệu dừng lại, trong khi thị trường niêm yết lại diễn biến èo uột. Tại sao lại như vậy?

Hôm 10/08, CSM (Casumina) đóng cửa tại mức giá 12.1. Có thể do tình hình khó khăn chung, KQKD của CSM hiện nay không còn hoành tráng như những năm trước, nhưng theo một số người với mức giá gần sát với mệnh giá cho một doanh nghiệp có nền tảng, thương hiệu như CSM là quá bèo.

Hoặc như trường hợp của UDC (Udec) trước khi chào sàn vào tháng 7 năm ngoái đã có những NĐT sẵn sàng mua với giá 4.0, nhưng hiện CP này chỉ còn hơn 0.4, giá trị vốn hóa của công ty chỉ khoảng 150 tỷ đồng, rất hấp dẫn.

Nói là vậy, nhưng sẵn sàng bỏ tiền mua vào lại không hề dễ dàng vì tất cả đều e ngại rủi ro thị trường chung. Nếu VN Index tiếp tục diễn biến như những ngày vừa qua CP dù có rẻ mấy cũng khó lòng giữ giá.

Liệu có một bộ phận NĐT có tiền nhưng vẫn chưa muốn bắt đáy CP nhằm ép giá tiếp tục giảm sâu hơn để thuận lợi hơn các thương vụ M&A các doanh nghiệp ngoài sàn? Thí dụ: doanh nghiệp A và B cùng ngành nghề, quy mô kinh doanh cũng tương tự nhau A đã niêm yết còn B thì chưa. Nếu A giảm giá liên tục, về dưới cả mệnh giá thì B cũng  khó lòng hét giá cao nếu có đối tác muốn mua. Giá nhiều CP trên sàn rẻ một cách phi lý cũng vô tình ảnh hưởng đến cả những đơn vị dưới sàn.

Những doanh nghiệp lớn, đủ khả năng chống chọi với hoạt động thâu tóm số lượng không nhiều, trong khi rất nhiều doanh nghiệp tốt, nhưng không có sức đề kháng lại rất nhiều. Ngoài hoạt động thâu tóm, tái cấu trúc giúp doanh nghiệp hoạt động tốt lên, nhưng sẽ có những thương vụ thâu tóm rồi để chờ cơ hội bán lại cho đối tác khác, điều này cực kỳ rủi ro.

Chẳng hạn những dự án bất động sản, nếu không được thực hiện đến nơi đến chốn, chỉ sang tay hết chủ này đến chủ kia, việc thâu tóm sẽ theo hướng “lướt sóng” là chính. Nếu giá CP vẫn tiếp tục bèo như hiện nay, những hoạt động như vậy sẽ nở rộ.

Thiết nghĩ, các cơ quan quản lý cần phải có những liều thuốc “đề kháng” để tránh nguy cơ cho doanh nghiệp, thậm chí là một ngành nghề sản xuất kinh doanh phải bán rẻ tài sản nhưng không đem lại hiệu quả gì.

Thạch Tuấn

Sài Gòn Đầu tư Tài Chính

Các tin tức khác

>   NHS bị phạt do không báo cáo kết quả phát hành (11/08/2011)

>   Đầu tư và Xây dựng 24 nộp hồ sơ phát hành gần 1.4 triệu cp (10/08/2011)

>   NTT Docomo mua 25% cổ phần VMG (10/08/2011)

>   HTG được chào bán 5.35 triệu cổ phiếu (10/08/2011)

>   NST được chào bán 575,000 trái phiếu chuyển đổi (10/08/2011)

>   COM về tay ai? (10/08/2011)

>   Thâu tóm doanh nghiệp qua sàn: Nguy nhiều hơn cơ! (10/08/2011)

>   SPD dự kiến tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng (08/08/2011)

>   PVI: Nhiều Tập đoàn ngoại quốc tham gia chào mua hơn 53 triệu cổ phiếu (08/08/2011)

>   M&A bất động sản “vào mùa” (09/08/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật