Thứ Năm, 11/08/2011 22:13

Nghị định 69: Bán hàng khi chưa tính được giá thành

Công ty Địa ốc Đất Lành đang xây 2 block chung cư trong cụm chung cư Thái An (quận 12, TPHCM) đến tầng thứ 10, nhưng chưa được cơ quan chức năng xác định tiền sử dụng đất (chuyển mục đích sử dụng).

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc công ty, cho biết: Khi tính giá thành sản phẩm 2 block này để bán ra thị trường, công ty chỉ biết căn cứ mức tiền sử dụng đất của các dự án lân cận đã được xác định giá đất để ước mức tiền sử dụng đất sẽ phải đóng. Nếu sau này cơ quan chức năng xác định tiền sử dụng đất quá cao, khiến giá thành dự án cao hơn mức dự kiến, công ty sẽ lỗ nặng.

Một công ty BĐS khác tại TPHCM đang triển khai một dự án nhà ở tại huyện Nhà Bè có diện tích mặt bằng gần 50ha cũng gặp tình thế tương tự. Tổng giám đốc công ty này cho biết: Công ty đã làm thủ tục xin xác định cụ thể mức tiền sử dụng đất để tính giá thành sản phẩm, định giá bán ra, nhưng không được đáp ứng. Do đó công ty đành áng chừng mức tiền sử dụng đất để tính giá thành, giá bán.

Còn Công ty Nhà Bình Dân gặp thuận lợi hơn khi triển khai một dự án ở quận Thủ Đức, ngay từ đầu đã được cơ quan chức năng xác định cụ thể mức tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, ông Lê Ngọc Tú, Giám đốc công ty, cho biết: “Công ty được xác định tiền sử dụng đất là 3,8 triệu đồng/m2, trong khi bảng giá đất của TPHCM xác định giá đất khu vực này là 1,7 triệu đồng/m2. Với mức tiền sử dụng đất đến 3,8 triệu đồng/m2, giá thành và giá bán dự án sẽ đội lên quá cao, khó bán được trong tình hình thị trường BĐS khó khăn hiện nay.

Trường hợp này không phải là cá biệt. Theo báo cáo của Cục Thuế TPHCM, từ đầu năm đến nay có rất ít doanh nghiệp BĐS nộp tiền sử dụng đất, vì không đồng ý với cách tính mới. Sự ách tắc này là do vướng mắc phát sinh khi thực thi Nghị định 69 của Chính phủ.

Theo đó, mức tiền sử dụng đất khi thực hiện dự án phải tính theo giá thị trường trong điều kiện bình thường và để tính được mức “giá thị trường trong điều kiện bình thường” phải qua cơ quan thẩm định. Việc thẩm định giá này rất mất thời gian, nhiều khi kết quả thẩm định giá không được doanh nghiệp đồng tình vì quá cao so với thực tế.

Không chỉ tại TPHCM, hàng loạt dự án BĐS ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương cũng được doanh nghiệp bán ra khi chưa được cơ quan chức năng xác định mức tiền sử dụng đất. Việc này đẩy doanh nghiệp BĐS vào tình thế có nguy cơ bị lỗ, phải bỏ dự án dang dở, kéo theo hàng loạt hệ lụy cho khách hàng.

Được biết, UBND TPHCM đã kiến nghị các cơ quan chức năng liên quan tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xác định mức tiền sử dụng đất, nhưng đến nay vẫn chưa có sự thay đổi nào.

Đỗ Trà Giang

sài gòn đầu tư tài chính

Các tin tức khác

>   Bắc Ninh xin xây sân golf (11/08/2011)

>   Nhà đầu tư nước ngoài thống lĩnh thị trường BĐS: Khó mà dễ! (11/08/2011)

>   Địa ốc TP.HCM: Giá hợp lý trong hoài nghi (11/08/2011)

>   Doanh nghiệp địa ốc TP.HCM: Làm sao thoát cửa tử? (10/08/2011)

>   Quy hoạch Khu Ba Đình xứng tầm là Trung tâm Chính trị quốc gia (09/08/2011)

>   Thị trường bất động sản tắc đâu chỉ do siết tín dụng (09/08/2011)

>   Sau quy hoạch Hà Nội mở rộng: Giá đất ở Ba Vì hạ nhanh (09/08/2011)

>   Điềm báo tốt lành với thị trường địa ốc TP.HCM (09/08/2011)

>   Dừng xây khu nhà tái định cư Nguyễn Du-Lê Duẩn (08/08/2011)

>   Vụ mua nhà bằng USD: TSQ bác bỏ khiếu nại của khách hàng (08/08/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật