Thứ Bảy, 06/08/2011 06:29

Chứng khoán Mỹ khép tuần bằng phiên biến động điên dại

(Vietstock) - Chứng khoán Mỹ khép lại tuần giảm điểm mạnh nhất trong hơn 2 năm bằng một phiên giao dịch biến động nhanh và mạnh trong ngày thứ Sáu. Mối lo ngại về nền kinh tế toàn cầu đã khiến Dow Jones thay đổi tới hơn 400 điểm từ mức cao nhất đến mức thấp nhất trong phiên.

* Sợ suy thoái và khủng hoảng, chứng khoán Á - Âu thả phanh

Dow Jones bốc hơi 5.8%, S&P 500 trượt 7.2% và Nasdaq sụt 8.1% trong tuần điều chỉnh mạnh nhất trong hơn 2 năm

Hơn 15.9 tỷ cổ phiếu, cao hơn gấp đôi so với mức bình quân hàng ngày, được chuyển nhượng trong phiên giao dịch nhộn nhịp nhất trong hơn một năm. Nhà đầu tư đổ xô mua vào cổ phiếu của các công ty có vốn hóa lớn và tiền mặt dồi dào từng rớt giá mạnh trong đợt điều chỉnh vừa qua của thị trường.

Lực bán tháo mạnh trong tuần này phản ánh tâm lý thất vọng với đà tăng trưởng ảm đạm của nền kinh tế và sự bất lực của các nhà chính trị trong việc giải quyết mối lo ngại về nợ công cao tại châu Âu và Mỹ.

Khối lượng giao dịch các hợp đồng quyền chọn cũng chạm mức cao kỷ lục, dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư đang bảo vệ danh mục đầu tư của mình trước nguy cơ thị trường có thể tiếp tục suy giảm. Chỉ số đo lường trạng thái biến động Wall Street, VIX, tăng 1.1% lên 32 điểm sau khi lên tới 39.25 điểm vào đầu phiên, mức cao nhất kể từ tháng 5/2010.

Credit Suisse hạ dự báo đối với S&P 500 từ 1,450 điểm xuống 1,350 vào cuối năm 2011 do đà tăng trưởng yếu hơn dự báo.

Yếu tố góp phần hạn chế đà giảm điểm của thị trường trong buổi chiều là thông tin cho hay Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã sẵn sàng mua trái phiếu Chính phủ Ý và Tây Ban Nha nếu Ý cam kết tiến hành các cuộc cải cách.

Bên cạnh đó, bản báo cáo việc làm khả quan của Chính phủ đã góp phần xoa dịu mối lo ngại rằng Mỹ có thể rơi trở lại vào suy thoái. Trong tháng 7, kinh tế Mỹ đón nhận thêm 117,000 việc làm, cao hơn so với dự báo có thêm 85,000 việc làm của các nhà kinh tế. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp cùng tháng cũng giảm xuống 9.1% từ mức 9.2% trong tháng 6.

Thế nhưng, khả năng S&P 500 có thể hạ bậc tín nhiệm của Mỹ sau giờ giao dịch đã gây sức ép cho thị trường trong suốt phiên. Theo ABC News, Chính phủ Mỹ dự báo Standard & Poor's (S&P) sẽ hạ bậc tín nhiệm của nước này.

Nguồn: Reuters

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Dow Jones tăng 60.93 điểm (0.54%) lên 11,444.61 điểm. Tuy nhiên, chỉ số S&P 500 giảm nhẹ 0.69 điểm (0.06%) xuống 1,199.38 điểm, chỉ số Nasdaq Composite trượt 23.98 điểm (0.94%) xuống 2,532.41 điểm.

Tính cả tuần, Dow Jones bốc hơi 5.8%, S&P 500 trượt 7.2% và Nasdaq sụt 8.1%.

Kể từ mức cao xác lập ngày 29/04 đến nay, S&P 500 giảm 12%.

Mức điều chỉnh mạnh gần đây đã khiến ba chỉ số chính giảm điểm trong năm 2011. Dow Jones mất 1.15%, S&P 500 hạ 4.63%, Nasdaq trừ 4.54%.

Trên sàn New York, số cổ phiếu giảm điểm vượt số cổ phiếu tăng điểm với tỷ lệ 3/1. Trên sàn Nasdaq, cứ có hơn 2 cổ phiếu giảm điểm thì có một cổ phiếu tăng điểm.

Phạm Thị Phước (Theo Reuters)

Các tin tức khác

>   Chứng khoán Mỹ rơi tự do, Dow Jones “bốc hơi” hơn 500 điểm (05/08/2011)

>   Chứng khoán Mỹ hồi sinh trước khả năng Fed tung ra QE3 (04/08/2011)

>   Mỹ sắp phát hành 72 tỷ USD trái phiếu chính phủ (03/08/2011)

>   Chứng khoán Mỹ “ngã sóng soài”, S&P 500 mất sạch thành quả năm 2011 (03/08/2011)

>   Dow Jones trượt liền 7 phiên (02/08/2011)

>   Chứng khoán nhảy vọt, dầu tăng, vàng giảm sau thỏa thuận lịch sử của Mỹ (01/08/2011)

>   Wall Street khép tuần đen tối nhất trong hơn một năm (30/07/2011)

>   Dow Jones bước lùi 5 phiên liên tiếp (29/07/2011)

>   Nhà đầu tư tháo chạy, Dow Jones sụt gần 200 điểm (28/07/2011)

>   Chứng khoán Mỹ vẫn đỏ rực vì trần nợ (27/07/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật