Thứ Bảy, 16/07/2011 14:21

Thách thức đối với doanh nghiệp thép

Thị trường thép 6 tháng cuối năm dự báo sẽ tiếp tục bị thu hẹp do chính sách cắt giảm đầu tư công và những chính sách thắt chặt tiền tệ, tài chính... đang khiến các doanh nghiệp thép gặp nhiều khó khăn.

Khó nhiều phía

Trong 2 tháng qua, nhu cầu thép giảm mạnh do khó khăn chung của nền kinh tế và thị trường bất động sản gần như đóng băng khiến các dự án ngừng trệ đầu tư xây dựng.

Ước tính con số lợi nhuận 6 tháng đầu năm của các doanh nghiệp ngành thép có thể đạt gần bằng kế hoạch tính theo tháng, nhưng doanh thu không tăng, sản lượng bán hàng không tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận đạt được chủ yếu là trong các tháng đầu năm. Nhiều doanh nghiệp thép đã phải cắt giảm sản lượng tới 50%.

Theo ông Nguyễn Tiến Nghi - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2011, ngành thép trong nước đã phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như giá điện tăng, chênh lệch tỷ giá USD/VND chính thức và thị trường tự do, lãi suất ngân hàng cao; nhiều sản phẩm thép cung vượt cầu.

Ngoài ra, doanh nghiệp thép vẫn phải nhập khẩu trên 70% thép phế, 80% phôi thép và 100% thép tấm lá cán nóng, điện cực, gạch chịu lửa cao cấp nên khi giá thế giới biến động thì ngay lập tức giá trong nước cũng biến động theo. Bên cạnh dó, các doanh nghiệp còn phải cạnh tranh với các sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước ASEAN.

Ngay từ cuối năm 2010, giá một số nguyên liệu cơ bản như quặng Fe, than luyện kim, thép phế, phôi thép... đã liên tục tăng giá cho đến hết tháng 2/2011 và phải đến tháng 3 mới chững lại. Nhưng sang tháng 4, 5, 6 giá không ổn định lúc lên lúc xuống. Thời điểm cao nhất là tháng 2/2011, giá phôi thép nhập có lúc lê đến 700 USD/tấn. Phôi thép cuông sản xuất thép xây dựng tăng từ 630 - 640 USD/MT tháng 12/2010 lên mức 680 - 690 USD/MT. Thép phế cũng tăng liên tục từ cuối năm 2010 và đỉnh điểm là giữa tháng 1/2011 giá chạm mức 515 - 525 USD/MT.

Vượt khó

Dự báo những tháng cuối năm 2011, doanh nghiệp ngành thép sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn do thị trường thép bị thu hẹp, các dự án xây dựng bị đình trệ. Giá cả các nguyên liệu thô trên thế giới tiếp tục diễn biến khó lường. Trong khi đó, tháng 6/2011, sản phẩm tồn đọng của các doanh nghiệp trong Hiệp hội thép Việt Nam lên đến 402.000 tấn.

Theo ông Nghi, hiện tại các doanh nghiệp ngành thép đang dư thừa công suất nên vấn đề đặt ra trong thời gian tới là cần đẩy mạnh xuất khẩu thép, giảm nhập thép và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trong chính sách tài chính cũng cần quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp thép, hạ lãi suất ngân hàng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thép mua ngoại tệ để dễ dàng nhập nguyên liệu, vật tư cho sản xuất; cần có chính sách quản lý chặt chẽ đầu tư vào các dự án ngành thép mà trong nước đang dư thừa hoặc đầu tư không phù hợp có công nghệ thiết bị lạc hậu; nghiêm cấm xuất khẩu quặng Fe theo con đường tiểu ngạch.

Thiện Anh

Báo giao thông vận tải

Các tin tức khác

>   Xi măng các hãng đồng loạt tăng 150.000 đồng/tấn (13/07/2011)

>   Thủ tướng lưu ý các tập đoàn nên thoái vốn khỏi mỏ sắt Thạch Khê (12/07/2011)

>   VNSteel kiện Posco VN bán phá giá thép (12/07/2011)

>   Thép Việt Nam có nguy cơ bị điều tra bán phá giá (07/07/2011)

>   Giảm thuế xuất khẩu sắt thép phế liệu (06/07/2011)

>   Kiến nghị tạo điều kiện xuất khẩu thép (05/07/2011)

>   Giữ giá thép (04/07/2011)

>   Sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng đều giảm mạnh (02/07/2011)

>   Thép Việt bị điều tra chống bán phá giá tại Indonesia (01/07/2011)

>   Giá và lượng tiêu thụ thép đều khó tăng trong quý 3 (29/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật