Thứ Năm, 30/06/2011 16:35

Ngành xi măng đẩy mạnh sản xuất điện từ nhiệt thừa, rác thải

Công nghệ sản xuất điện từ thu hồi nhiệt thừa và đốt rác thải sẽ giảm bớt 30% lượng điện và năng lượng mà các nhà máy xi măng tiêu thụ.

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, với tổng công suất các nhà máy sản xuất xi măng năm 2011 dự kiến là khoảng 72 triệu tấn, tổng tiêu thụ năng lượng và tài nguyên thiên nhiên cho sản xuất xi măng ngày càng gia tăng. Tính trung bình, với mức tiêu thụ 100 kwh điện/tấn xi măng thì với sản lượng 72 triệu tấn xi măng trong năm 2011, tổng mức thiêu thụ điện năng cho sản xuất xi măng ước khoảng 7,2 tỷ KWh điện. Ngoài ra, hiện nay các nhà máy xi măng còn tiêu thụ một lượng lớn nguyên liệu như than, dầu.

Hiện nay, với việc chính phủ phê duyệt Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn 2025, những giải pháp và công nghệ mới thân thiện mới môi trường ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.

Ngoài ra, tại Nghị định 21 Chính phủ đã quy định chi tiết và biện pháp thực hiện Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các doanh nghiệp trọng điểm tiêu thụ nhiều năng lượng (1.000 tấn dầu tương đương) trở lên. Theo quy định này hầu hết các doanh nghiệp xi măng đều thuộc đối tượng phải thi hành.

Vì vậy, ông Nguyễn Ngọc Anh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) cho biết, định hướng trong thời gian tới, tất cả các nhà máy xi măng mới có công suất lò nung từ 2.500 tấn clanhke/ngày trở lên bắt buộc phải đầu tư hệ thông thiết bị tận dụng nhiệt thừa khí thải để phát điện.

Một phần trong kế hoạch hiện thực hóa việc này, ngày 30/6 Vicem đã phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức cho Tập đoàn FLSmidth giới thiệu lần đầu tiên tới 150 doanh nghiệp sản xuất xi măng tại Việt Nam hai công nghệ tiết kiệm năng lượng tiên tiến. Đó là hệ thống sản xuất điện từ thu hồi nhiệt thừa trong sản xuất xi măng và đốt rác thải.

Ông Gregers Schmidt, Giám đốc phụ trách sản xuất của Flsmidth cho biết, FLSmidth đã ký hợp đồng mua bản quyền sử dụng công nghệ thu hồi nhiệt thừa có tên gọi là Chu trình Kalina. Đây là một trong những hệ thống hiệu quả nhất trong việc chuyển tại nhiệt năng thành điện năng trên thị trường. Và với hợp đồng bản quyền trên, FLSmidth giành được quyền cung cấp công nghệ này cho ngành công nghiệp xi măng toàn cầu.

Theo ông Gregers Schmidt, trong một nhà máy xi măng luôn có một lượng khí thải với nhiệt năng lớn được tạo ra không có giá trị sử dụng cho việc sản xuất. Cụ thể hơn, luồng khí thải nóng đi ra từ tháp trao đổi nhiệt và máy làm nguội clinker có thể được thu hồi và chuyển hóa thành điện năng. Một lựa chọn nữa cho các nhà máy xi măng là việc sử dụng nguồn năng lượng thay thế, bằng điện sản xuất từ việc đốt rác thải. “Nếu áp dụng, công nghệ này có thể góp phần giảm bớt 30% lượng tiêu thụ điện và năng lượng của các nhà máy xi măng”, Tổng Giám đốc FLSmidth tại Việt Nam Rune Hurttia khẳng định.

Thực tế, từ cách đây 7 năm, với sự trài trợ của NEDO, Vicem đã bắt đầu triển khai việc tận dụng nhiệt khí thải lò quay để phát điện tại nhà máy xi măng Hà Tiên 2. Qua 7 năm, trạm phát điện từ khí thải đã phát ra 105 triệu KWh. Chỉ tính riêng trong 4 năm, công nghệ trên đã cung cấp được tổng lượng điện gần 72 triệu KWh cho các dây chuyền sản xuất của công ty, tiết kiệm 2,1 triệu lít dầu ADO từ việc sấy nhiên liệu. Hệ thống còn giúp giảm nhiệt độ đầu vào và ra của máy nghiền nguyên liệu và lọc bụi điện, giúp máy hoạt động ổn định và tăng năng suất thêm 10-15 tấn/giờ, hiệu suất lọc bụi cũng được cải thiện.

Còn với công nghệ của FLSmidth, Giám đốc Rune Hurttia cho biết, lượng điện sản xuất ra được phục vụ cho chính nhu cầu sản xuất của nhà máy nên sẽ góp phần hạ thấp chi phí đầu vào sản xuất, giúp doanh nghiệp giảm giá sản phẩm; đồng thời nâng cao giá trị thương hiệu khi góp phần bảo vệ môi trường. Nếu tất cả nhà máy sản xuất xi măng của Việt Nam áp dụng công nghệ này, lượng điện tạo ra có thể đạt 35 MW so với tổng lượng tiêu thụ hiện nay là khoảng 200 MW.

Nếu so sánh giữa số tiền đầu tư trên 1 KWh điện  điện tạo ra, cộng thêm giá trị sử dụng lâu dài thì hiệu quả đầu tư cực lớn. Bên cạnh đó, công nghệ này sẽ góp phần tích cực trong bảo vệ môi trường khi giảm lượng phát thải khí nhà kính, thu gom và xử lý hiệu quả một lượng lớn rác thải. Ông Rune Hurttia khẳng định, FLSmidth sẽ thảo luận với từng doanh nghiệp xi măng để định lượng và lựa chọn công nghệ đầu tư phù hợp với điều kiện của mỗi đơn vị, cũng như định hướng hình thức thu gom, xử lý rác thải.

“Với định hướng sử dụng năng lượng hiệu quả trong sản xuất nói chung và ngành xi măng nói riêng của Việt Nam, tôi tin cơ hội hợp tác, đầu tư giữa FLSmidth tại Việt Nam là rất lớn, góp phần thúc đẩy sản xuất xanh của ngành xi măng, cũng như công tác bảo vệ môi trường tại Việt Nam”, ông Rune Hurttia nói.

Phan Long

đầu tư

Các tin tức khác

>   Ảm đạm thị trường điện thoại di động (30/06/2011)

>   Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: 'Giá điện không thể tăng quá mạnh' (30/06/2011)

>   Thủ tướng: "Vụ Vinashin, không để dân hiểu lầm là đầu voi đuôi chuột" (30/06/2011)

>   Đến năm 2020 mới cơ bản cân bằng xuất nhập khẩu (30/06/2011)

>   Thuốc lại tăng giá (29/06/2011)

>   Bài học từ than: Tương lai... khó lường (29/06/2011)

>   Hàng nông sản xuất sang Trung Quốc tiếp tục tăng (29/06/2011)

>   Tháng 7 sẽ thu mua hết cá tra nguyên liệu còn trong dân (29/06/2011)

>   Cải cách DNNN: Đi tìm yếu tố cốt lõi (29/06/2011)

>   Ngân hàng “ăn hết” lãi của doanh nghiệp (29/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật