Thứ Năm, 16/06/2011 06:47

Bong bóng bất động sản Trung Quốc sắp vỡ?

Liệu bong bóng thị trường BĐS Trung Quốc có thể nổ khiến tăng trưởng của Trung Quốc ngừng trệ và gây chấn động kinh tế thế giới là một câu hỏi đang được tất cả mọi người từ các thương gia buôn quặng sắt tại Brazil đến các nhà quản lý quỹ quan tâm.

Jamil Anderlini, trưởng đại diện tờ Financial Times tại Bắc Kinh cho rằng dù bong bóng có nổ hay không thì tình trạng BĐS ở quốc gia triệu dân này hiện tại vẫn không bền vững.

Quan trọng với sức khỏe của kinh tế thế giới

Không phải đến khi chính phủ Trung Quốc quyết định tư hữu hóa phần lớn những trái phiếu nhà ở tại các đô thị thì hầu hết người dân Trung Quốc mới cân nhắc khả năng sở hữu một ngôi nhà của riêng họ.

Các con số chính thức hiện nay cho thấy 89% người dân có nhà trong các thành phố - một con số gây nhiều tranh cãi - các nhà phân tích lập luận rằng bất động sản Trung Quốc cấu thành một mảng quan trọng với sức khỏe nền kinh tế toàn cầu ngày nay.

Jonathan Anderson, nhà kinh tế học tại UBS, ngân hàng Thụy Sĩ nói: "Bất động sản và xây dựng nhà ở chiếm lĩnh mô hình tăng trưởng của đại lục [Trung Quốc]. Chúng là nhân tố quan trọng nhất của nhu cầu hàng hóa, một động lực ngoại biên rất lớn của thăng dư bên ngoài của Trung Quốc và thực sự là chìa khóa mấu chốt dẫn đến những hiểu biết thật sự về sự cân bằng nhà ở, tiết kiệm và đầu tư."

Một chuyến viếng thăm tới bất kỳ một thành phố nào của Trung Quốc, với những rừng mía và các công trường thi công vô tận, là đủ để thuyết phục hầu hết những người quan sát tình cờ về tầm quan trọng của bất động sản tại nơi hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Và trong khi các nhà kinh tế học và các nhà phân tích chưa đạt được sự đồng thuận về việc liệu có phải giá tăng nhanh và sự bùng nổ xây dựng ở quy mô lớn đã tạo nên bong bóng hay không thì có một mối quan ngại nghiêm trọng giữa một số quan chức Trung Quốc và sự công nhận từ hầu hết mọi người rằng sự tăng trưởng hiện tại là không bền vững trong thời gian dài.

Theo một số ước tính, hiện Trung Quốc tiêu thụ tới 50% các hàng hóa và vật liệu chủ chốt toàn cầu như xi măng, quặng sắt, thép và than và bất động sản Trung Quốc là động lực chính của nhu cầu đó.

Ví dụ, xây dựng bất động sản trực tiếp chiếm tới 40% việc sử dụng thép của nước này.

Nhưng khi tính cả những sản phẩm gia dụng, sản xuất ô tô, các cơ sở hạ tầng liên quan tới bất động sản và các lĩnh vực phụ thuộc vào bất động sản khác thì hai phần ba tổng lượng tiêu thụ thép tại Trung Quốc được thúc đẩy bởi các chi tiêu cho bất động sản.

Luôn cẩn trọng trên thị trường BĐS Trung Quốc

Kể từ năm ngoái, Chính phủ Trung Quốc đã cố gắng kiềm chế tăng giá bất động sản và hạn chế đầu tư quá nhiều vào phát triển nhà ở trung và cao cấp vốn đã phát triển nở rộ trên cả nước.

Đồng thời, Bắc Kinh cũng tiến hành một chiến dịch chưa từng có để xây dựng hàng chục triệu căn hộ do nhà nước trợ cấp để cấp nhà ở cho đa số công dân Trung Quốc không đủ khả năng mua hoặc thuê nhà riêng trong các thành phố.

Kế hoạch này nhằm tiếp tục thúc đẩy sự bùng nổ đầu tư và xây dựng thậm chí khi lĩnh vực nhà ở thương mại suy giảm nhưng nó cũng là một nỗ lực nhằm giải quyết sự bất cân bằng ngày càng lớn trong xã hội Trung Quốc gia tăng một phần do kết quả của tăng trưởng quá nhanh.

Thực tế, sự gia tăng của thị trường bất động sản Trung Quốc cũng đi kèm với một loạt những hiệu ứng phụ không mong muốn.

Một số nhà phân tích ước tính rằng việc sở hữu một ngôi nhà thực sự trong các thành phố lớn có thể gần đạt tới 45% thay vì con số chính thức là 89% khi tính cả lượng lớn di dân từ nông thôn ra thành thị.

Một phần lớn doanh thu của các chính quyền địa phương hiện nay chủ yếu dựa vào doanh thu bán đất cho các nhà phát triển bất động sản và sự trưng thu đất thuộc về các cư dân bình thường rất có thể là nguồn gốc quan trọng nhất cho sự bất ổn xã hội nghiêm trọng tại đất nước này.

Trong khi khó diễn giải các số liệu chính thức và những bài đọc gần đây cho thấy một bức tranh hỗn độn, số phận của thị trường bất động sản Trung Quốc sẽ ảnh hưởng tới tất cả mọi người từ các nhà khai thác mỏ Úc đến các nhà xuất khẩu Đức đến người tiêu dùng Mỹ."

"Từ góc độ kinh tế vĩ mô, nếu không hiểu rõ thị trường bất động sản Trung Quốc thì rất có thể bạn không hiểu Trung Quốc. Và nếu bạn có theo dõi các ngành sản xuất hàng hóa và ngành công nghiệp ví như kim loại, xi măng, quặng sắt, than, linh kiện, thiết bị thi công, máy phát điện,... bạn vẫn nên cẩn thận trên thị trường bất động sản đại lục.", Anderson đưa ra lời khuyên.

Nguyễn Tuyến

diễn đàn kinh tế việt nam

Các tin tức khác

>   Sản xuất công nghiệp Mỹ chỉ tăng trưởng 0,1% (15/06/2011)

>   Sắp phán quyết việc Trung Quốc hạn chế xuất nguyên liệu (15/06/2011)

>   OPEC sắp cán mốc doanh thu 1.000 tỷ USD (15/06/2011)

>   Hàng Trung Quốc giá rẻ sắp hết thời? (15/06/2011)

>   Lợi nhuận của Toyota có thể lao dốc mạnh (13/06/2011)

>   15 công ty sáng tạo nhất mọi thời đại (12/06/2011)

>   Doanh nghiệp Trung Quốc bành trướng sang châu Âu (10/06/2011)

>   Xuất khẩu của Mỹ tăng kỷ lục trong tháng 4 (10/06/2011)

>   Bong bóng nhà đất ở Trung Quốc sắp nổ? (09/06/2011)

>   Phe ủng hộ giá dầu cao trong OPEC thắng thế (09/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật