Thứ Ba, 31/05/2011 18:01

Siết chặt quản lý với doanh nghiệp nhà nước

Theo nguồn tin từ bộ Kế hoạch và đầu tư, bộ này vừa hoàn thành dự thảo nghị định về thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước (CSHNN) đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) do nhà nước làm chủ sở hữu và phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác. Dự thảo nghị định có khá nhiều quy định mới, nhằm siết chặt các quy định về quản lý với loại hình doanh nghiệp này sẽ được trình, lấy ý kiến tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 5 tổ chức hôm nay (1.6) tại Hà Nội.

Ở nhiều tập đoàn như Vinashin, có tình trạng là số công ty thành viên ra đời quá nhiều và đầu tư tản mát ra nhiều lĩnh vực, khó kiểm soát.

Dự thảo nghị định này gồm 4 chương, 22 điều. Ngay tại chương I, dự thảo quy định: đối với các tập đoàn, tổng công ty đặc biệt khi được cổ phần hoá hoặc chuyển thành công ty TNHN 2 thành viên trở lên thì Thủ tướng sẽ giao cho một tổ chức chuyên trách hoặc một bộ quản lý ngành kinh doanh chính thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Còn với các doanh nghiệp đã được bàn giao về tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), tổng công ty này sẽ trực tiếp thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu.

Đáng chú ý là trong việc phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của CSHNN với công ty TNHH MTV, ở cấp Thủ tướng Chính phủ, ngoài thực hiện 5 quyền như trước đây: thành lập mới, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể; phê duyệt, sửa đổi điều lệ, quyết định cơ cấu tổ chức và bổ nhiệm nhân sự, dự thảo nghị định mới này còn quy định Thủ tướng chính phủ sẽ quyết định 2 vấn đề khác. Đó là quy định Thủ tướng phê duyệt đề án thành lập mới công ty TNHH MTV thuộc bộ, UBND cấp tỉnh và quyền phê duyệt đề án tổng thể về tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, và yêu cầu phá sản công ty TNHH MTV trên phạm vi toàn quốc.

2 quy định trên nhằm quản lý, siết chặt lại việc thành lập các công ty con hiện nay. Vừa qua, ở nhiều tập đoàn: Vinashin, tập đoàn Dầu khí Việt Nam…có tình trạng là số công ty thành viên ra đời quá nhiều và đầu tư tản mạn ra nhiều lĩnh vực, khó kiểm soát. Riêng tập đoàn Vinashin trước đây có tới trên 200 công ty thành viên, đến năm 2010 Chính phủ đã phải yêu cầu tái cơ cấu lại, giảm còn vài chục đơn vị. Theo quy định của luật Doanh nghiệp, từ 1.7.2010, tất cả các doanh nghiệp nhà nước chưa tiến hành cổ phần hoá thì phải chuyển đổi (chủ yếu sang dạng công ty TNHH MTV). Do đó, với 2 quy định trên, Chính phủ có thể quản lý sát, chặt hơn, hạn chế số lượng doanh nghiệp bung ra quá nhiều ở nhiều doanh nghiệp nhà nớc còn trực thuộc các bộ, UBND cấp tỉnh.

Các bộ, UBND cấp tỉnh sẽ thực hiện 10 quyền của chủ sở hữu với các công ty do mình quyyết định thành lập như trước đây. Còn cấp hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty chỉ thực hiện 2 chức năng chính là triển khai các nội dung đã được chủ sở hữu quyết định, phê duyệt hoặc được nêu ý kiến về chủ trương thực hiện, trực tiếp thực hiện một số quyền được phân cấp.

Điểm mới dễ thấy ở dự thảo nghị định này là mở rộng phạm vi điều chỉnh sang cả các doanh nghiệp có một phần vốn đầu tư của nhà nước đúng như tên gọi của nghị định, tức là sẽ gồm cả quy định về thẩm quyền của người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư vào cong ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Các bộ, ngành sẽ được giao thêm nhiều trách nhiệm trong việc quản lý doanh nghiệp nhà nước theo dự thảo nghị định này. Cụ thể, dự thảo quy định các bộ quản lý ngành kinh doanh chính phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ về thực hiện các quyền CDHNN; hướng dẫn, tổ chức việc kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả doanh nghiệp, thực hiện chức năng cảnh báo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Một số bộ, ngành liên quan như bộ Kế hoạch và đầu tư, bộ Tài chính, bộ Nội vụ cũng được giao thêm một số nhiệm vụ cụ thể để theo dõi, giám sát hoạt động doanh nghiệp nhà nước.

Cũng theo bộ Kế hoạch và đầu tư, mặc dù có nhiều quy định như trên nhưng một số điểu, khoản cụ thể vẫn còn có ý kiến khác nhau cần xin ý kiến Chính phủ như quy định về thẩm quyền các dự án đầu tư, việc thẩm định các khoản vay của nước ngoài của doanh nghiệp thế nào cho chặt chẽ. Ví dụ như quy định về thẩm định các khoản vay nợ của ngoài, bộ Tư pháp cho rằng, việc thẩm định các khoản vay đó của doanh nghiệp là thực hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chứ không phải dưới góc độ của chủ sở hữu. Do đó, bộ này đề nghị quy định ở văn bản pháp luật chuyên ngành chứ không quy định ở dự thảo nghị định trên như đề nghị của bộ Kế hoạch và đầu tư.

Mạnh Quân

sài gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   Chưa tăng giá điện từ 1/6 (31/05/2011)

>   Ồ ạt đưa xe về thị trường để 'lách' chính sách (31/05/2011)

>   Ngành du lịch và chuyện nhỡ dự án 150 triệu USD vì thủ tục (31/05/2011)

>   Bộ tài chính đề xuất tăng thuế xuất khẩu thép, xi măng và gỗ (31/05/2011)

>   Chưa doanh nghiệp nào đề xuất phương án giảm giá xăng dầu (31/05/2011)

>   Tốc độ phát triển thuê bao điện thoại di động giảm hơn 11% (30/05/2011)

>   Bộ Công Thương kiên quyết siết ôtô, điện thoại nhập khẩu (30/05/2011)

>   Phát triển bền vững ngành dệt may (30/04/2011)

>   Bắt buộc dự trữ thép: Doanh nghiệp phản ứng quyết liệt (30/05/2011)

>   Nhập siêu "khủng" và những nút thắt của nền kinh tế (30/05/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật