Nền công nghiệp ngân hàng đang đối mặt với những thay đổi lớn
Nền công nghiệp ngân hàng thế giới đang đối mặt với những thay đổi lớn, đột ngột khi những cải cách hậu khủng hoảng bắt đầu mang lại những hệ lụy.
Các nhà giám sát và quản lý khắp nơi đang cố gắng tìm ra phương pháp để giải quyết những điểm yếu của ngân hàng, ví dụ như nhu cầu về vốn cao sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm tiềm ẩn. Các gót chân Asin này càng ngày càng lớn hoặc có tính liên kết quốc tế đến mức không thể để chúng thành nguyên nhân làm đổ vỡ. Và các chính phủ cũng có phần can dự khi có sự đảm bảo dành cho ngân hàng, khuyến khích họ đảm nhận các công việc với nguy cơ thậm chí lớn hơn. Năm 2010, Mỹ thông qua đạo luật Dodd-Frank nhằm giải quyết mối lo này nhưng phải mất tương đối thời gian nó mới có thể đi vào thực tế vì có tới 11 cơ quan khác phải có văn bản chi tiết hướng dẫn cách thực hiện.
Tương tự nước Anh cũng có phản ứng mạnh mẽ với ngành công nghiệp ngân hàng. Thụy Sỹ, quốc gia hàng đầu thế giới về công nghiệp ngân hàng, đang điều chỉnh theo hướng giảm những tham vọng toàn cầu về ngân hàng của mình và thực hiện các tiêu chuẩn quy định chặt chẽ với các ngân hàng lớn nhất. Tại Nhật Bản các ngân hàng tiếp tục nằm trong giai đoạn phát triển chậm trong thập kỷ thứ hai gần như suy thoái, còn Trung Quốc luôn than phiền về sự phát triển quá nhanh, quá nóng của ngân hàng.
Tất nhiên các nhà quản lý ngân hàng trên khắp thế giới đã làm nhiều việc hiệu quả một cách từ từ nhưng vấn đề là dường như họ tìm cách đẩy mối nguy hiểm về ngân hàng ra khỏi nước mình sang nước khác thay vì cùng nhau làm giảm mức độ nguy hiểm đó của toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu.
Luật Dodd-Frank của Mỹ hạn chế cung ứng tiền mặt cho các ngân hàng có nhu cầu và điều đó khiến các ngân hàng trung ương khó hoạt động với tư cách là nhà cho vay quan trọng cuối cùng và đi ngược lại nguyên tắc của ngân hàng trung ương vốn được thiết lập và duy trì trong 140 năm qua.
Những hậu quả không mong muốn của một số quy định mới đối với ngành công nghiệp ngân hàng đang ngày càng lớn lên. Ví dụ, quyết định của Ủy ban Châu Âu về quy định liên quan đến tiền thưởng của giới lãnh đạo ngân hàng nhằm hạn chế nguy cơ tiềm tàng có thể gây tác động theo hướng khác, khiến cho chi phí của ngân hàng tăng và làm cho lợi nhuận của ngân hàng không ổn định.
Trong hoàn cảnh đó, ngân hàng của các nền kinh tế mới nổi lại có những điểm sáng. Những ngân hàng này đối mặt với các thách thức khác và có tính sôi động cao. Tăng trưởng cao và sự phổ biến của máy tính, công nghệ viễn thông khiến cho những thị trường này trở thành nơi thực hiện các sáng tạo kinh doanh mới. Ngân hàng ở Ấn Độ, Kenya đã có những kinh nghiệm mới để trao đổi với các quốc gia giàu có và chính các bài học này sẽ giải thích tại sao những quy định mới về ngân hàng của các nước phát triển sẽ làm tăng chi phí ngân hàng, giảm lợi nhuận và khiến cho khách hàng tìm đến các dịch vụ ngân hàng rẻ hơn.
Hoa Chi
Diễn đàn doanh nghiệp
|