Thứ Năm, 12/05/2011 10:37

Đừng “làm cứng” điều kiện phát hành trái phiếu

Khá nhiều điều kiện đặt ra cho tổ chức phát hành trái phiếu được nêu trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang đưa ra lấy ý kiến, dưới góc nhìn của các NĐT trái phiếu là "cứng", dễ làm giảm tính hấp dẫn của hoạt động phát hành trái phiếu DN.

Theo một thành viên của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), biểu hiện khắt khe đầu tiên được thể hiện tại Điều 17 của dự thảo Nghị định. Theo đó, hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng của công ty cổ phần hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập phải đáp ứng điều kiện: có thời gian hoạt động từ một năm trở lên. Thực tế, không ít DN trước khi hợp nhất, sáp nhập là các công ty có tình hình kinh doanh tốt, tài chính lành mạnh. Bởi vậy, nếu đặt điều kiện phải sau một năm kể từ thời điểm hợp nhất mới được phát hành trái phiếu, thì vô tình đẩy DN vào tình cảnh khó tìm kiếm nguồn vốn qua kênh trái phiếu.

“Với quy định "cứng" này, DN có thể thiệt đơn thiệt kép, bởi vừa bị mất cơ hội huy động vốn cho hoạt động kinh doanh, vừa bỏ phí lợi thế phát hành trái phiếu của DN, đặc biệt là các DN có định mức tín nhiệm cao trên thị trường trái phiếu”, vị này nói.

Một NĐT nước ngoài nhìn nhận, khá nhiều nội dung quy định trong dự thảo Nghị định điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu có "hơi hướng" áp dụng cho phát hành cổ phiếu. Nghĩa là, các điều kiện đặt ra cho phát hành cổ phiếu cũng gần như được áp dụng đồng thời cho phát hành trái phiếu, trong khi về bản chất hai hoạt động này có nhiều điểm khác biệt. Chẳng hạn tại Điều 15 quy định: "tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu có bảo đảm ra công chúng theo phương thức bảo đảm bằng bảo lãnh thanh toán hoặc bảo đảm bằng tài sản phải đáp ứng các điều kiện: có cam kết bảo lãnh thanh toán kèm theo tài liệu chứng minh năng lực tài chính của tổ chức bảo lãnh trong trường hợp bảo đảm bằng bảo lãnh thanh toán hoặc có tài sản đủ thanh toán trái phiếu trong trường hợp bảo đảm bằng tài sản. Việc định giá tài sản dùng bảo đảm do cơ quan, tổ chức thẩm định giá có thẩm quyền thực hiện và có giá trị không quá 12 tháng kể từ ngày định giá...".

Bản chất của các quy định trên là nhằm bảo vệ NĐT, nhưng nó phù hợp hơn với bảo vệ NĐT trên thị trường cổ phiếu. Đối với thị trường trái phiếu, các điều kiện này hơi khắt khe, bởi NĐT trên thị trường trái phiếu là các NĐT lớn, chuyên nghiệp, nên thay vì đặt ra nhiều điều kiện "cứng" như vậy, cơ quan soạn thảo nên trao quyền tự điều tiết cho thị trường nhiều hơn, để tạo thuận lợi cho khuyến khích thị trường trái phiếu DN còn non trẻ của Việt Nam phát triển. Hơn nữa, việc đặt ra các điều kiện như vậy, vô tình cào bằng thứ hạng của các DN phát hành trái phiếu.

Một đặc điểm rất riêng trên thị trường trái phiếu là thị trường, NĐT thường "nằm lòng" thứ hạng định mức tín nhiệm của các tổ chức phát hành. Bởi vậy, với những tổ chức có định mức tín nhiệm cao, thì đương nhiên có nhiều lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là về giá khi phát hành. Khi thị trường bản thân nó có khả năng tự điều tiết công bằng, thì việc cơ quan soạn thảo đưa ra những quy định khắt khe như vậy dễ làm giảm sức hấp dẫn của hoạt động phát hành trái phiếu DN.

Tại Điều 18 của dự thảo Nghị định có đưa ra nội dung trùng lặp. Theo đó, Điểm b Khoản 1 đã quy định điều kiện chào bán chứng khoán tại Việt Nam của tổ chức nước ngoài là: "Có phương án chào bán và sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng để đầu tư vào các dự án tại Việt Nam...". Điều này được hiểu là nếu muốn phát hành tại Việt Nam, thì tổ chức phát hành phải có cam kết sử dụng số vốn huy động được cho các hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Thế nhưng, nội dung này có phần lặp lại khi tại Điểm a Khoản 2 của Điều này quy định: "Tổ chức chào bán nước ngoài không chuyển vốn huy động được ra nước ngoài...".

Tân Văn

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   HUT: Sửa đổi phương án chuyển đổi trái phiếu HUT-CB2010 (11/05/2011)

>   HCM_0107: Ngày ĐKCC thanh toán lãi trái phiếu (11/05/2011)

>   HCM_0207: Ngày ĐKCC thanh toán lãi trái phiếu (11/05/2011)

>   HCM_0307: Ngày ĐKCC thanh toán lãi trái phiếu (11/05/2011)

>   HCMA0306: Ngày ĐKCC thanh toán lãi, vốn gốc và hủy niêm yết trái phiếu (11/05/2011)

>   HCMA0206: Ngày đăng ký cuối cùng thanh toán lãi trái phiếu (11/05/2011)

>   HCM phát hành thành công 50 tỷ đồng trái phiếu (10/05/2011)

>   NĐT không rút được gốc trái phiếu SHB, vì sao? (09/05/2011)

>   Ngày 12/05, đấu thầu 2,000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (06/05/2011)

>   Chỉ trúng thầu 28% trái phiếu Chính phủ gọi thầu (06/05/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật