Chủ Nhật, 08/05/2011 09:27

Chứng khoán Mỹ tuần 09-13/05: Sức ép lớn từ thị trường hàng hóa

(Vietstock) - Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ sẽ bước vào tuần mới với mối lo lắng sâu sắc về độ bền vững của đợt phục hồi gần đây và mong muốn cắt giảm rủi ro thể hiện qua việc tháo chạy khỏi thị trường hàng hóa hôm thứ Năm tuần trước.

* Tiêu điểm kinh tế thế giới tuần 09-13/05

* Số việc làm tại Mỹ tăng mạnh nhất trong 11 tháng

* Tuần qua, bạc rơi tự do 27%, vàng hạ 4.2%, dầu tụt 16%

Thị trường chứng khoán bắt đầu mất dần sự hỗ trợ đã có trong thời gian qua như lợi nhuận doanh nghiệp vượt kỳ vọng vì mùa báo cáo tài chính quý 1 sắp kết thúc.

Đà sụt giảm của các loại hàng hóa trong tuần qua đã tác động mạnh đến nhóm cổ phiếu hàng hóa sau khi nhóm cổ phiếu này luôn dẫn đầu đà phục hồi của thị trường trong 2 quý vừa qua.

Chỉ số S&P năng lượng giảm tổng cộng 7%/tuần, mức giảm mạnh nhất trong một năm. Bên cạnh đó, Quỹ đầu tư tín thác bạc lớn nhất thế giới cũng chứng kiến sự thất thoát lớn nhất từ trước đến nay của dòng vốn khi giá của kim loại quý này gần như rơi tự do trong tuần qua.

Cụ thể, giá bạc hạ thả phanh 27%, giá dầu thô lặn 16.76%, vàng trượt hơn 4%. Đồng EUR lùi 3% xuống 1.4551 USD/EUR, chỉ số đồng USD tăng 2.7% lên 74,92.

Chỉ số Dow Jones giảm 1.3% xuống 12,638 điểm, chỉ số S&P 500 mất 1.7% xuống 1,340 điểm, chỉ số Nasdaq rớt 1.6% xuống 2.827 điểm. Chỉ số đo lường trạng thái biến động Wall Street VIX tăng 25% lên 18.37 điểm.

Dõi theo từng “cử động” của nền kinh tế và khủng hoảng nợ châu Âu

Dù có như thế nào, nền kinh tế đang trở thành yếu tố được thị trường theo dõi sát sao nhất, tiếp đó là cuộc khủng hoảng nợ châu Âu.

Với sự vắng bóng của các thông tin kinh tế và mối lo lắng về đà tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong tuần trước, bản báo cáo việc làm khả quan ngoài dự kiến đã giúp chứng khoán Mỹ bật dậy sau 4 ngày sụt giảm liên tiếp.

Theo các nhà phân tích, số việc làm tăng mạnh nhất trong 11 tháng và tốc độ tuyển dụng trong lĩnh vực tư nhân tăng mạnh nhất trong 5 năm trong tháng 4 vừa qua là chứng cứ cho thấy sức mạnh tiềm tàng của nền kinh tế.

Tuy nhiên, thị trường lao động là một trong những mắc xích yếu kém nhất nên nhà đầu tư sẽ tiếp tục dõi theo số người lần đầu nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp và doanh số bán lẻ để thu thập thêm chứng cứ về bức tranh của thị trường việc làm và chi tiêu dùng tiêu dùng.

Trong khi đó, dù các quan chức Hy Lạp và châu Âu đã lên tiếng phủ nhận thông tin Hy Lạp đang tính chuyện rời khỏi Eurozone nhưng thị trường sẽ tiếp tục dõi theo các diễn biến của cuộc khủng hoảng nợ tại nước này nói riêng và khu vực nói chung. Đã một năm trôi qua kể từ ngày nhận được gói giải cứu nhưng cuộc khủng hoảng tại nước Hy Lạp có thể còn lâu mới được giải quyết.

Liên quan đến mùa lợi nhuận, tuần tới thị trường sẽ đón nhận các báo cáo tài chính của một số nhà bán lẻ như Macy's, Nordstrom, và Kohl's.

Theo số liệu của Thomson Reuters, các dự báo lợi nhuận liên tục gia tăng kể từ đầu mùa báo cáo đến nay. Cụ thể, lợi nhuận của các công ty S&P 500 ước tăng 18% trong quý 1, cao hơn so với dự báo 13% được đưa hồi tháng 4.

Trong số 438 công ty S&P 500 đã công bố báo cáo tài chính, 69% đạt lợi nhuận vượt dự báo của các nhà phân tích, bằng với tỷ lệ trong các quý gần đây.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke sẽ điều trần trước Thượng viện về đạo luật cải cách tài chính Dodd-Frank vào ngày thứ Hai và thứ Ba. Ngoài ra, các quan chức chính quyền Tổng thống Barack Obama sẽ gặp gỡ các quan chức Trung Quốc trong cuộc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung lần thứ 3 tại Washington.

Tâm lý thị trường vẫn còn lạc quan

Bất chấp những lộn xộn trong tuần qua, niềm tin vào thị trường vẫn còn tích cực trong dài hạn và các chỉ báo kỹ thuật cho thấy thị trường vẫn chưa được mua vào quá mức.

“Quan điểm của chúng tôi vẫn chưa thay đổi, chúng tôi vẫn lạc quan về thị trường”, nhận định của chiến lược gia Jeff Rubin từ Tập đoàn Quản lý vốn và Nghiên cứu thị trường Birinyi Associates tại Westport, Connecticut.

Phần lớn các yếu tố cơ bản vẫn còn tích cực đối với thị trường chứng khoán. Đó là ý kiến của ông Hank Smith, Giám đốc đầu tư tại Haverford Trust, Philadelphia.

Ông nói: “Nền kinh tế và định giá cổ phiếu còn rất hấp dẫn. Chúng tôi vẫn còn lạc quan nhưng đối với bất kỳ thị trường giá lên nào thì việc xuất hiện những đợt rút lui là bình thường”.

Phạm Thị Phước (Theo Reuters)

Các tin tức khác

>   Chứng khoán Mỹ giảm hơn 1%/tuần (07/05/2011)

>   Cổ phiếu năng lượng và tài nguyên nhuộm đỏ chứng khoán châu Á (06/05/2011)

>   Nhà đầu tư tăng tỷ trọng trái phiếu và tiền mặt (06/05/2011)

>   Wall Street rơi vào vòng xoáy sụt giảm của giá cả hàng hóa (06/05/2011)

>   Chứng khoán Mỹ trượt phiên thứ 3 liên tiếp (05/05/2011)

>   Chứng khoán châu Á hồi sinh sau 3 phiên đỏ lửa (24/05/2011)

>   Chứng khoán châu Á lùi sâu theo giá hàng hóa (04/05/2011)

>   Chứng khoán Mỹ “nhấp nhổm” theo lợi nhuận doanh nghiệp (04/05/2011)

>   Chứng khoán châu Á giảm mạnh nhất trong 3 tuần (03/05/2011)

>   Nguy cơ sụp đổ thị trường trái phiếu Mỹ (03/05/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật