Thứ Sáu, 27/05/2011 22:44

Brazil cạnh tranh mua điều đẩy giá tăng lên

Việc Brazil tham gia cùng Ấn Độ và Việt Nam tăng cường mua điều thô Tây Phi khiến giá điều tiếp tục tăng, với tất cả các xuất xứ, trong bối cảnh nguồn cung không dư dả, nhất là loại chất lượng cao.

Điều W240 hiện có giá khoảng 4,50 đô la/lb, W320 giá 4 - 4,10 đô la, W450 giá khoảng 3,95 đô la/lb, điều nứt giá 3,60 đô la và điều vỡ giá 3,50 đô la/lb (FOB), tăng đồng loạt khoảng 1- 4% so với một tuần trước đây.

Một số nhà chế biến có thể bán với giá cao hơn chút ít so với những mức trên. Tuy nhiên, do nguồn cung hạn hẹp và giá cao nên khối lượng giao dịch lúc này không nhiều, và chủ yếu là các hợp đồng giao gần. Chỉ có một số ít hợp đồng kỳ hạn tháng 8 và tháng 9.

Giá điều thô cũng đồng loạt tăng khoảng 75 -100 đô la/tấn trong vòng 2 tuần qua. Trên thị trường nội địa, giá điều tươi hồi phục nhẹ, lên 24.000-25.000 đồng/kg tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, 26.000 - 27.000 đồng/kg tại Kontum.

Tại Campuchia, điều thô hiện giá khoảng 4.000 Riel/kg, cao gần gấp đôi so với 2.500 Riel cùng kỳ năm ngoái. Khách hàng Brazil đang mua khoảng 30.000-50.000 tấn, làm gia tăng sự cạnh tranh mua điều Tây Phi vốn chỉ có giữa Ấn Độ và Việt Nam.

Nguồn cung điều chất lượng cao rất ít. Tỷ lệ điều nhân trên mỗi kg điều thô ở Bờ Biển Ngà năm nay thấp hơn so với năm ngoái, khiến tỷ lệ điều loại 1 giảm, trong khi tỷ lệ điều loại 2 và 3 tăng lên. Nguyên nhân do việc thu hoạch và vận chuyển gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn nội chiến vừa qua.

Tuy nhiên, triển vọng thị trường điều thế giới thời gian tới có nhiều bất ổn. Nguồn cung khan hiếm, song giá sẽ tiếp tục bấp bênh. Giá điều đã tăng mạnh trong 18 tháng qua, với mức tăng cao hơn gần 50% so với trung bình 5 năm qua, đang ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ ở nhiều thị trường.

Hải Hà (Theo CommodityOnline)

tbktsg

Các tin tức khác

>   Giá cà phê vượt 51.000 đồng/kg (27/05/2011)

>   Xuất khẩu gạo giảm 18% trong 5 tháng đầu năm (26/05/2011)

>   Giá mủ cao su đang tăng vọt, thiết lập kỷ lục mới (25/05/2011)

>   Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 6,4 triệu tấn gạo (23/05/2011)

>   Chiến tranh lương thực: Bàn tay Phố Wall (23/05/2011)

>   Có lo “thừa” đường? (23/05/2011)

>   Kim ngạch xuất khẩu cà phê cao hơn gạo (23/05/2011)

>   Trung Quốc: Thị trường tiêu thụ cao su chính của Việt Nam (21/05/2011)

>   Doanh nghiệp mía đường khó thật hay khó giả? (19/05/2011)

>   Nâng cao giá trị cà phê xuất khẩu (19/05/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật