Thứ Tư, 20/04/2011 12:16

Vinalines tiếp tục tranh chấp với bên thứ ba vụ mất 800.000 USD

Tổng giám đốc tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) khẳng định sẽ tiếp tục làm rõ trách nhiệm của bên thứ ba (đối tác thuê tàu trực tiếp của Vinalines mà chưa thanh toán tiền thuê đúng hạn – PV) để có hướng xử lý, cũng như phân định rõ trách nhiệm của ban điều hành, các phòng chức năng trong vụ việc Vinalines mất 800.000 USD để chuộc tàu Vinalines Global bị phía Trung Quốc giữ.

Tranh chấp tay ba

Chiều ngày 19.4, trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, ông Nguyễn Cảnh Việt, tổng giám đốc nói rằng, dù đã nộp tiền để chuộc tàu cho phía Trung Quốc, song đây là vụ tranh chấp tay ba, Vinalines sẽ tiếp tục làm rõ trách nhiệm của bên thứ ba (đối tác thuê tàu trực tiếp của Vinalines – PV) để có hướng xử lý cũng như phân định rõ trách nhiệm của ban điều hành, các phòng chức năng. “Trong vụ việc này, Vinalines đúng sai thế nào thì ban điều hành, các phòng chức năng đang làm rõ để chịu trách nhiệm cụ thể”, ông Việt nói.

Theo ông Việt, tàu Vinalines Global là do Vinalines chi nhánh TP.HCM trực tiếp quản lý khai thác, dù hạch toán phụ thuộc nhưng hoạt động độc lập. Tuy nhiên, khi nghe Vinalines TP.HCM báo cáo sự việc, tổng công ty đã chỉ đạo bằng mọi cách phải giảm thiệt hại tối đa cho Vinalines. “Chúng tôi đã chỉ đạo bằng mọi cách không được để tàu bị phát mại và phải bám sát luật sư để thương thảo về con số bồi thường. Vụ việc được giao cho ban pháp chế, một phó tổng giám đốc phụ trách pháp luật và phó tổng giám đốc Vinalines kiêm giám đốc chi nhánh Vinalines TP.HCM là ông Nguyễn Đình Thanh phụ trách”, ông Việt nói.

“Chủ tàu Việt Nam rất yếu thế khi tranh chấp hàng quốc tế”

Đó là nhận định của ông Đỗ Xuân Quỳnh, tổng thư ký hiệp hội Chủ tàu Việt Nam khi trao đổi với báo chí bên lề hội thảo về tranh chấp hàng hải, diễn ra ngày 19.4 tại Hà Nội xung quanh câu chuyện Vinalines TP.HCM mất 800.000 USD để “chuộc” tàu Global. Dù nói “chưa rõ thông tin chi tiết vụ việc, nên khó nói ai đúng, ai sai”, song theo ông Quỳnh: “Đây là điều khó tránh trong hàng hải quốc tế và nếu thường xuyên cập nhật án lệ, các vụ xử lý tranh chấp sẽ giảm bớt tổn thất”.

Theo ông Quỳnh, chủ tàu Việt Nam có hai điểm yếu cơ bản khi xảy ra tranh chấp hàng hải quốc tế là hiểu biết luật hàng hải của nước đối phương và tranh tụng bằng tiếng Anh kém. Khi được “cung cấp” thông tin rằng vụ việc của Vinalines xuất phát từ việc Vinalines không đòi được tiền thuê tàu đúng hạn của đối tác thuê tàu hạn định, và được hỏi về những rủi ro của hình thức thuê tàu hạn định, ông Quỳnh thừa nhận: “Rủi ro lớn nhất của việc cho thuê hạn định là không thu được tiền thuê. Hơn nữa, người ta khai thác ở vùng anh không quản lý được, hoặc không giới hạn được vùng hoạt động. Bên thuê có thể đi vào vùng nguy hiểm cho tàu như đi vào vùng Somalia chẳng hạn”.

Chí Hiếu

Sài Gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   Xuất khẩu thủy sản: Khó hoàn thuế vì vướng thủ tục (20/04/2011)

>   Khai thác khoáng sản: Cân nhắc lại điều kiện cấp phép ! (20/04/2011)

>   Điệp khúc… cảng chờ đường! (20/04/2011)

>   EVN nợ TKV trên 1.600 tỉ đồng (20/04/2011)

>   Giá điện tăng giảm, phải qua cửa giám sát (20/04/2011)

>   Xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng nhanh (20/04/2011)

>   Xuất khẩu: Lấy công làm lời (20/04/2011)

>   Thuốc nội tăng giá mạnh (19/04/2011)

>   'Nếu theo cơ chế thị trường, điện có thể không thiếu' (19/04/2011)

>   Cá ngừ vẫn là hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực (19/04/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật