Thứ Sáu, 29/04/2011 08:29

Ngày 29/04: Kinh tế, tài chính thế giới 24h qua

(Vietstock) - Lạm phát tại Mỹ cùng chung xu hướng với thế giới, kinh tế Mỹ giảm tốc mạnh trong 3 tháng đầu năm, IMF khuyến nghị châu Á thắt chặt chính sách, WB nâng dự báo tăng trưởng GDP và lạm phát của Trung Quốc, Nhật Bản đón số liệu kinh tế tháng 3 tồi tệ, BOJ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Nhật,… là các thông tin vĩ mô nổi bật trên thế giới trong 24h qua.

* Mỹ: Kinh tế suy yếu đáng kể trong quý 1, lạm phát tăng vọt

* WB nâng dự báo tăng trưởng GDP và lạm phát của Trung Quốc

* BOJ: “Nhật Bản đang suy thoái”

* IMF: Châu Á cần gấp rút thắt chặt chính sách để tránh tăng trưởng nóng

* USD lao dốc, vàng vượt 1,530 USD, dầu lên mức cao 31 tháng

* Chứng khoán Mỹ sắp có tháng 4 khởi sắc nhất trong 2 năm

Mỹ: Kinh tế giảm tốc mạnh, lạm phát leo thang

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại đáng kể trong quý 1/2011, nhưng lạm phát tăng tốc mạnh nhất trong 2 năm rưỡi. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng 1.8% trong quý đầu năm 2011, thấp hơn đáng kể so với mức 3.1% trong quý 4/2010. Trong khi đó, chỉ số chi tiêu tiêu thụ cá nhân quý 1 tăng 3.8%, tốc độ tăng nhanh nhất kể từ quý 3/2008 sau khi tăng 1.7% trong quý 4/2010. Chỉ số chi tiêu tiêu thụ cá nhân cơ bản cùng quý tăng 1.5%, mức tăng mạnh nhất kể từ quý 4/2009 và cao gần gấp 4 lần so với mức 0.4% trong quý cuối cùng của năm 2010.

Số người lần đầu xin nhận trợ cấp thất nghiệp trong tuần qua bất ngờ tăng thêm 25,000 lên 429,000, mức cao nhất trong vòng 3 tháng và trái với dự báo giảm xuống 395,000 của các nhà kinh tế. Số người nhận trợ cấp thất nghiệp trong vòng 4 tuần qua tăng thêm 9,250 lên 408,500, mức cao nhất kể từ giữa tháng 2.

Hiệp hội các nhà bất động sản Mỹ (NAHB) thông báo doanh số nhà chờ bán tăng 5.1% trong tháng 3, cao hơn nhiều so với dự báo 1.7% của các nhà kinh tế.

Châu Âu: Số người thất nghiệp tại Đức giảm

Số người thất nghiệp tại Đức giảm 37,000 trong tháng 4 đúng như dự báo của các nhà kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp cùng tháng không thay đổi ở mức thấp kỷ lục 7.1%, trái với kỳ vọng giảm xuống 7%.

Châu Á: Bức tranh trái chiều Trung - Nhật

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng châu Á sẽ tiếp tục dẫn dắt đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong vòng 2 năm tới thậm chí khi khu vực này phải vật lộn với rất nhiều rủi ro như lạm phát, bất ổn tại Trung Đông và tác động của sóng thần tại Nhật Bản. Tuy nhiên, tổ chức này cảnh báo rủi ro tăng trưởng nóng trong toàn khu vực khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 4.5% trong tháng 2.

Ngân hàng Thế giới (WB) nâng dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2011 từ 8.7% lên 9.3% và năm 2012 từ 8.4% lên 8.7%. Bên cạnh đó, WB còn nâng dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2011 và 2012 của Trung Quốc lên lần lượt 5% và 3.4% từ dự báo trước đó là 3.3%.

Trong báo cáo triển vọng kinh tế được công bố 2 lần/năm, BOJ ước tính GDP năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2011 tăng trưởng 2.8%, thấp hơn mức dự báo được đưa ra vào tháng 1 là 3.3%. Dù vậy, BOJ cho rằng đà phục hồi sẽ tăng tốc vào tháng 10 tới. Cùng lúc, ngân hàng này dự báo lạm phát lõi cho năm tài khóa kết thúc tháng 3/2012 tăng trưởng 0.7%, cao hơn dự báo trước đó là 0.3%.

Trong tháng 3, sản lượng nhà máy tại Nhật Bản giảm 15.3% so với tháng 2, mạnh gần gấp đôi so với mức giảm 8.6% trong tháng 2 đồng thời đây là mức giảm mạnh nhất kể từ khi số liệu này bắt đầu được thu thập vào năm 1953.

Chi tiêu hộ gia đình lao dốc 8.5% so với cùng kỳ năm ngoái, đây cũng là mức giảm mạnh nhất của chỉ báo này kể từ khi được thu thập vào năm 1964.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản (trừ thực phẩm tươi sống) giảm 0.1% trong tháng 3, mức giảm nhẹ nhất trong 2 năm qua nhưng đánh dấu 25 tháng liên tiếp, kinh tế Nhật Bản chìm trong giảm phát.

Tỷ lệ thất nghiệp không thay đổi ở mức 4.6%, khả quan hơn dự báo tăng lên 4.8% của các nhà kinh tế.

Vòng quanh các thị trường

Diễn biến của các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới ngày 28/04:

Nguồn: VietstockFinance

Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm từ 3.37% xuống 3.3%.

Chỉ số đồng USD trượt xuống mức thấp 3 năm 72.871 trước khi đóng cửa giảm 0.5% xuống 73.121.

Giá vàng giao tháng 6 trên sàn COMEX tại New York tăng 14.10 USD/oz (0.9%) lên 1,531.20 USD/oz sau khi lên tới 1,538.80 USD/oz.

Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 6 trên sàn NYMEX tăng 10 cent lên 112.86 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 22/09/2008.

Sơ lược các chỉ báo kinh tế công bố ngày 29/04:

Đức

- 13h00: Doanh số bán lẻ

Eurozone

- 15h00: Tăng trưởng cung tiền M3

- 16h00: Môi trường kinh doanh

- 16h00: Niềm tin kinh doanh

- 16h00: Niềm tin công nghiệp

- 16h00: Niềm tin kinh tế

- 16h00: Niềm tin dịch vụ

- 16h00: Tỷ lệ thất nghiệp

Mỹ

- 19h30: Chỉ số chi tiêu thu nhập cá nhân

- 19h30: Thu nhập cá nhân

- 20h55: Niềm tin tiêu dùng Michigan

- 23h30: Chủ tịch FED Ben Bernanke phát biểu

Phạm Thị Phước

Các tin tức khác

>   Chứng khoán Mỹ sắp có tháng 4 khởi sắc nhất trong 2 năm (29/04/2011)

>   Anh thâm hụt ngân sách cao thứ 3 EU (28/04/2011)

>   Nasdaq chạm mức cao 10 năm (28/04/2011)

>   Chứng khoán châu Á “đối đầu” giữa hai luồng tin trái chiều (27/04/2011)

>   Cổ phiếu doanh nghiệp thực phẩm tăng theo giá nông sản (27/04/2011)

>   Lợi nhuận lạc quan đẩy S&P 500 vượt ngưỡng kháng cự 1,344 (27/04/2011)

>   Chứng khoán châu Á đỏ sàn do chốt lời (26/04/2011)

>   Dow Jones và S&P 500 mất điểm do nỗi lo lạm phát, khối lượng chạm đáy 2011 (26/04/2011)

>   Shanghai xuống thấp nhất 3 tuần, Kospi lập đỉnh mới (25/04/2011)

>   Chứng khoán Mỹ tuần 25-29/04: Chờ đợi gì từ cuộc họp báo lịch sử của FED? (24/04/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật