Thứ Sáu, 11/03/2011 08:31

Tăng vốn: Hướng dẫn nhiều, doanh nghiệp vẫn khổ

Chính sự không rõ ràng trong việc cơ quan chức năng nào được phép giải thích luật và giá trị của văn bản giải thích luật hiện nay như thế nào đã gây nên tình trạng doanh nghiệp “đụng đâu vướng đó” khi thực hiện các thủ tục hành chính. Vướng mắc trong việc tăng vốn điều lệ trong công ty cổ phần là một ví dụ điển hình cho tình trạng này.

Qui định pháp lý cho việc chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu hiện vẫn không gặp trở ngại gì. Tuy nhiên, qui định cho việc chào bán cổ phần riêng lẻ thì vẫn chưa thực sự rõ ràng

Nghị định đầu tiên về chào bán cổ phần riêng lẻ

Ngày 4/1/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2010/NĐ-CP về chào bán cổ phần riêng lẻ (Nghị định 01) và đây được xem là một trong những Nghị định đầu tiên về chào bán cổ phần riêng lẻ của Việt Nam. Theo Nghị định này, chào bán cổ phần riêng lẻ là việc chào bán cổ phần hoặc quyền mua cổ phần trực tiếp và không sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng cho một trong các đối tượng là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc dưới 100 nhà đầu tư không phải nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Mặc dù Nghị định 01 đã quy định chi tiết thủ tục, biểu mẫu áp dụng cho giao dịch chuyển nhượng trên, tuy nhiên, trên thực tế như thường thấy một số cơ quan cấp phép ở địa phương hiện vẫn chưa áp dụng Nghị định vì cho rằng còn phải chờ Thông tư hướng dẫn. Được biết, Bộ Tài chính dự kiến ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định này trong quý 2/2011, tức hơn 1 năm sau khi Nghị định có hiệu lực thi hành.

Nghị định 102/2010 quy định chưa rõ

Để hạn chế hiện trạng “tiền hậu bất nhất” trong giải thích quy định pháp luật kinh doanh, các bộ, ngành liên quan cần cơ chế phối hợp đồng bộ thống nhất hướng dẫn

Ngày 1/10/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp (Nghị định 102) hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp. Điều 24.1 của Nghị định 102 quy định về các hình thức chào bán cổ phần của công ty cổ phần, chúng tôi hiểu rằng bao gồm cả chào bán cổ phần riêng lẻ và các hình thức chào bán khác. Điều 24.2 quy định thêm rằng, hồ sơ, trình tự, thủ tục và điều kiện chào bán cổ phần thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật về chứng khoán, được hiểu là áp dụng theo quy định của Nghị định 01. Tuy nhiên trong Điều 24.2 có phần chưa chính xác bởi lẽ quy định của pháp luật về chứng khoán, tức Nghị định 01, chỉ áp dụng cho trường hợp chào bán cổ phần riêng lẻ, các trường hợp chào bán cổ phần theo hình thức khác (ví dụ chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu hoặc phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu) thì áp dụng theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong trường hợp này là Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 (Nghị định 43) và Thông tư số 14/TT-BKH ngày 04/06/2010 (Thông tư 14).

Có lẽ xuất phát từ sự bất cập của Điều 24.1 và 24.2 nêu trên, một số cơ quan cấp phép đã lúng túng trong cách xử lý, điển hình là Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM (Sở KH-ĐT) đã có thông báo ngày 13/11/2010 tạm ngưng tất cả các thủ tục tăng vốn điều lệ cho đến khi có hướng dẫn của Bộ Tài chính.  Điều này đã gây khó khăn cho doanh nghiệp khi có nhu cầu tăng vốn điều lệ để mở rộng hoạt động kinh doanh.

Hướng dẫn của UBCKNN không thể áp dụng

Giải quyết tình thế trên, ngày 27/01/2011, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Công văn số 350/UBCK-QLPH trả lời Sở KH-ĐT về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 01/2010/NĐ-CP (Công văn 350). Tuy nhiên, vướng mắc lâu nay một lần nữa bị bỏ ngỏ vì trên thực tế Công văn này chỉ điều chỉnh một phần nhỏ áp dụng cho trường hợp doanh nghiệp chào bán cổ phần riêng lẻ thì áp dụng theo Nghị định 01 mà không làm rõ vướng mắc của Điều 24.1 và 24.2 của Nghị định 102 và Nghị định 01 như chúng tôi đã phân tích trên đây.

Có hướng dẫn của Bộ KH - ĐT - vẫn phải đợi

Trong một nỗ lực khác, ngày 17/02/2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH-ĐT) ban hành Công văn số 608/2011/KHĐT-PC để giải đáp vấn đề này. Theo đó, Bộ KH-ĐT hướng dẫn nếu doanh nghiệp chào bán cổ phần theo phương thức chào bán cổ phần riêng lẻ thì sẽ áp dụng thủ tục chào bán theo quy định của Nghị định 01 mà không cần chờ thông tư hướng dẫn, sau khi hoàn tất thủ tục chào bán, doanh nghiệp thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Nghị định 43 và Thông tư 14. Trường hợp, nếu doanh nghiệp chào bán cổ phần theo các phương thức không phải chào bán cổ phần riêng lẻ thì không phải áp dụng thủ tục chào bán theo Nghị định 01 mà chỉ cần thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Nghị định 43 và Thông tư 14.

Chúng tôi nhận định rằng Công văn 608 đã giải quyết được các mâu thuẫn, chồng chéo về mặt thủ tục khi áp dụng Nghị định 01 và Công văn này có thể được xem là giải pháp tình thế ổn thỏa của Bộ KH-ĐT.

Hiện tại chưa có phản hồi chính thức từ các cơ quan cấp phép, tuy nhiên theo thông tin không chính thức từ Sở KH-ĐT TP.HCM thì việc áp dụng Công văn 608 vẫn chưa được triển khai do Sở đang xem xét lại một số vấn đề liên quan, việc làm rõ hướng dẫn của Công văn này với Công văn 350 cũng đang được tính đến. Cũng theo Sở KH-ĐT, có thể Sở chỉ chấp thuận giải quyết hồ sơ tăng vốn điều lệ nếu doanh nghiệp không thực hiện chào bán cổ phần riêng lẻ, còn việc áp dụng ngay Nghị định 01 mà không cần chờ thông tư hướng dẫn thì có lẽ sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Công văn 350 của UBCKNN - vốn là cơ quan có quan hệ mật thiết hơn đối với Nghị định 01.  Câu trả lời đang còn ở phía trước, tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy sự thiếu phối hợp trong quá trình giải thích pháp luật gây rất nhiều trở ngại cho các cơ quan cấp phép địa phương cũng như hoạt động của doanh dân.

Vai trò giải thích pháp luật

Để hạn chế hiện trạng “tiền hậu bất nhất” trong giải thích quy định pháp luật kinh doanh, nên tính đến phương án các bộ, ngành liên quan có cơ chế phối hợp đồng bộ để thống nhất nội dung công văn trước khi hướng dẫn cho cơ quan cấp phép, doanh nghiệp hoặc có cơ chế tham vấn thường xuyên với cơ quan giám sát, kiểm tra văn bản pháp luật (Cục Kiểm tra Văn bản – Bộ Tư Pháp) hoặc thông qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội vốn là cơ quan có thẩm quyền giải thích pháp luật ban hành hướng dẫn.  Trường hợp có nhiều hơn một bộ, ngành cùng ban hành văn bản giải thích quy định pháp luật mà có quan điểm, giải thích khác nhau về một vấn đề cũng cần có cơ chế xác định văn bản của bộ, ngành nào được ưu tiên áp dụng nếu có sự khác biệt.

LS. Châu Huy Quang/Nguyễn Xuân Thủy

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   HCM dự kiến chào bán gần 40 triệu cổ phiếu giá 10,000 đồng (10/03/2011)

>   Viettel Global huy động vốn đầu tư qua Lào, Campuchia và Haiti (10/03/2011)

>   Icon4 chào bán 2.7 triệu cp ra công chúng (10/03/2011)

>   Nam Viet Oil thu gần 57 tỷ đồng từ đấu giá (09/03/2011)

>   Chứng khoán Quốc tế chào bán 10 triệu cp tăng vốn lên 300 tỷ đồng (09/03/2011)

>   Ficombank chào bán 100 triệu cổ phiếu (09/03/2011)

>   16/03, MCV chốt quyền mua cổ phiếu tỷ lệ 2:1 (07/03/2011)

>   NVB chính thức tăng vốn lên 3,000 tỷ đồng (07/03/2011)

>   Tradincorp chào bán 21.6 triệu cổ phiếu để huy động vốn (08/03/2011)

>   Angimex và Century chào bán hơn 1 triệu cổ phiếu (08/03/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật