Thứ Tư, 30/03/2011 19:03

Khủng hoảng Nhật Bản tạo cơ hội cho các quốc gia Asean

Nhiều cơ hội lớn dành cho các quốc gia thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Asean) trong bối cảnh khủng hoảng xảy ra tại Nhật, Hội đồng cố vấn kinh doanh Asean (BAC) cho biết.

Trong cuộc họp báo, Hội đồng đã tiết lộ nhiều thương nhân hàng đầu cho rằng Nhật Bản cần sự giúp đỡ từ bên ngoài khi nỗ lực tái xây dựng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng đã bị thiệt hại nặng nề trong trận động đất và sóng thần.

Ví dụ, Việt Nam và Thái Lan cho biết Nhật Bản sẽ phải thuê các công ty xây dựng từ những quốc gia khác giúp đỡ trong việc tái thiết các vùng bị ảnh hưởng.

Ông trùm thương mại Manuel V. Pangilinan, chủ tịch BAC của Philippines, cho biết các lô hàng đưa từ Philippines vào Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng do kết quả từ trận động đất và sóng thần tại đây, lô hàng này sẽ được bổ sung phù hợp với nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản.

Nhiệm vụ hàng đầu của BAC – Asean là đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác trong khu vực kinh tế công – kinh tế tư nhân nhằm đạt được sự hòa nhập cho Cộng đồng kinh tế Asean (AEC).

Tại cuộc họp báo, Hội đồng cũng tiết lộ rằng một nghiên cứu được tiến hành trong 6 tháng cuối năm 2010, cho thấy các doanh nghiệp quốc tế xem Asean là khu vực thương mại và đầu tư hấp dẫn.

Khoảng 85% số người được hỏi cho biết họ có kế hoạch đầu tư hoặc mở rộng đầu tư tại ít nhất một quốc gia thành viên ASEAN. Các điểm đến đầu tư hàng đầu là Việt Nam, tiếp theo là Singapore, Thái Lan, Indonesia và Malaysia.

Một nghiên cứu khác được Lee Kuan Yew của trường Chính sách Công thuộc trường Đại học Quốc gia Singapore, thực hiện với nhiều doanh nghiệp tại Asean. Nghiên cứu cho thấy khoảng ½ số người được hỏi đều chọn quốc gia thành viên Asean là nơi “hấp dẫn nhất” cho việc đầu tư trực tiếp. Và Việt Nam, Singapore, Indonesia và Malaysia được lựa chọn nhiều nhất. Ngoài ra, 29% số người được hỏi xác định Trung Quốc là quốc gia hấp dẫn nhất cho việc đầu tư của họ.

Hội đồng cũng có một số đề xuất về chính sách đối với Asean, bao gồm việc đảm bảo thực hiện hoàn chỉnh và đúng thời hạn các cam kết theo kế hoạch chi tiết của AEC, tăng cường phổ biến thông tin giữa các doanh nghiệp để nâng cao nhận thức chung của Asean và cung cấp thông tin cụ thể về các biện pháp chính sách Asean; và quan tâm hơn đến những khu vực mà các doanh nghiệp vẫn chưa hài lòng tại AEC.

ITPC

Các tin tức khác

>   Sản lượng công nghiệp Nhật tăng bốn tháng liền (30/03/2011)

>   Ấn Độ lo ngại về triển vọng nguồn cung hạt điều (30/03/2011)

>   WTO: Nếu vòng đàm phán Doha thất bại, kinh tế thế giới sẽ bị đe dọa (30/03/2011)

>   EU dành ưu đãi thương mại đặc biệt cho Nhật Bản (27/03/2011)

>   Nhật Bản xem xét giảm thuế doanh nghiệp (26/03/2011)

>   Philippines sớm cho các tư thương nhập khẩu gạo (25/03/2011)

>   PwC: Năm 2030 Trung Quốc sẽ thống lĩnh thương mại toàn cầu (25/03/2011)

>   Tranh chấp đầu tư quốc tế có xu hướng giảm mạnh (25/03/2011)

>   Xuất khẩu của Nhật có thể giảm mạnh do động đất (24/03/2011)

>   Nhật tái thặng dư thương mại nhờ nhu cầu mạnh từ châu Á (24/03/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật