Thứ Tư, 16/03/2011 07:53

Hạ giá sàn xuất khẩu gạo: Lợi ít, hại nhiều!

Trong khi giá gạo thế giới đang nóng, thì Việt Nam lại giảm giá sàn xuất khẩu. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của hàng triệu nông dân.

Theo thống kê của Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ NN&PTNT) thì hai tháng đầu năm lượng gạo xuất khẩu đạt 1,1 triệu tấn và thu về 595 triệu USD, tăng 55,6% về khối lượng, nhưng giá trị chỉ tăng 44,5% so với cùng kỳ so với cùng kỳ năm ngoái. Và theo đánh giá thì năm 2011 cũng là năm mà lượng gạo xuất khẩu vào những tháng đầu năm cao nhất từ trước đến nay.

Tuy nhiên, điều khó hiểu là trong khi khối lượng tăng thì từ đầu năm đến nay, trong 5 lần điều chỉnh giá sàn xuất khẩu, chỉ duy nhất một lần Hiệp hội Lương thực VN điều chỉnh tăng giá, những lần còn lại cơ quan này toàn điều chỉnh giảm.

Gần đây nhất, ngày 9/3 Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã điều chỉnh giảm giá sàn xuất khẩu gạo loại 5% tấm về mức 500 USD/tấn (giảm 20 USD/tấn so với trước) và gạo loại 25% tấm về mức 480 USD/tấn (giảm 10 USD/tấn so với trước).

Liệu việc hạ giá sàn của Hiệp hội Lương thực có bình thường?

Theo lý giải của ông Trịnh Văn Tiến, chuyên gia về ngành lúa gạo của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn, thì điều này là bình thường, bởi thời điểm này đang là giai đoạn nước ta bắt đầu thu hoạch vụ Đông Xuân, nên sản lượng lúa gạo tăng mạnh. Vì thế, hạ giá sàn xuất khẩu với mục đích chính là để khuyến khích xuất khẩu và tiêu thụ lúa hàng hoá cho người nông dân.

Vẫn biết tới thời điểm này thị trường xuất khẩu gạo khá ảm đạm, do các quốc gia nhập khẩu gạo lớn trên thế giới vẫn chưa chính thức tham gia thị trường, nhưng không thể vì các doanh nghiệp và chính sách thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo của mình mà Hiệp hội Lương thực hạ giá sàn xuất khẩu.

Xét cho cùng thì hạ giá sàn chẳng khác nào chúng ta tự hạ thấp sản phẩm xuất khẩu chủ lực của chính mình, đồng thời đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của hàng triệu nông dân.

Phải chăng xuất phát từ tiền lệ của những năm trước, khi Việt Nam hạ giá sàn xuất khẩu thì các nước nhập khẩu gạo mới rục rịch mua. Nếu thế thì chúng ta không nên nhượng bộ, mà cũng tạm ngưng bán, chứ không phải bán với giá rẻ.

Trong khi giá đầu vào như phân bón, xăng dầu, thuốc trừ sâu, công lao động... liên tục tăng do lạm phát, thì đầu ra chúng ta quyết định giảm giá thì làm sao giảm được nhập siêu. Nếu chúng ta kiên quyết với chính sách xuất khẩu kiếm ngoại tệ bằng mọi giá thì về lượng tất yếu sẽ tăng nhưng ngược lại sẽ giảm về mặt giá trị.

Vì thế để cứu được các doanh nghiệp và người dân, Chính phủ cần sớm có sự hỗ trợ về mặt cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thu mua lúa gạo cho người dân, để ngăn cho giá gạo mua vào không tiếp tục giảm sâu.

Đình Hòa

Nhà báo và công luận

Các tin tức khác

>   Thái Lan chi 260 triệu USD kìm giá cao su lao dốc (15/03/2011)

>   VFA giảm giá sàn xuất khẩu gạo (10/03/2011)

>   Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu điều đạt 1,5 tỷ USD (10/03/2011)

>   Philippines sẽ mua 200.000 tấn gạo của Việt Nam (10/03/2011)

>   Nga sẽ trở thành nước xuất khẩu lương thực lớn (08/03/2011)

>   Giá cao, năm nay cao su sẽ mang về khoảng 3 tỉ USD (07/03/2011)

>   Cà phê: Giảm sản lượng để tăng chất lượng (07/03/2011)

>   Việt Nam sẽ bán 200.000 tấn gạo cho Bangladesh (06/03/2011)

>   Ngành cà phê: Tập hợp thành “bó đũa” (04/03/2011)

>   Thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo ở ĐBSCL - Mừng lo lẫn lộn (04/03/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật