Chủ Nhật, 13/03/2011 10:29

Chứng khoán Mỹ tuần 14-18/03: Thận trọng với giá dầu, Nhật Bản, CPI và FED

(Vietstock) – Có thể còn quá sớm để nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ có thể lấy lại được tâm lý thoải mái như trước đây.

* Tiêu điểm kinh tế thế giới tuần 14-18/03

Sau khi chứng kiến đà tăng chóng mặt của giá dầu kể từ ngày xảy ra chính biến tại Libya, giờ nhà đầu tư phải vật lộn với các cuộc biểu tình tại nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới Ả rập Xê-út và tác động của cuộc động đất lớn nhất trong lịch sử tại Nhật Bản.

Trong tuần qua, chỉ số S&P 500 giao dịch dưới đường trung bình động 50 ngày và sắp chạm đến ngưỡng hỗ trợ 1,275 điểm, mức thấp xác lập cuối tháng 01 vừa qua.

Sự kết hợp của các sự kiện trên đã khiến nhà đầu tư ngày càng thận trọng. Tình trạng yếu kém gần đây của chứng khoán Mỹ đã làm các nhà phân tích cho rằng thị trường sắp bước vào một đợt điều chỉnh dù các chỉ số chính đã nỗ lực đảo chiều tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu. Theo đó, Dow Jones và S&P 500 lần lượt giành lại mốc 12,000 điểm và 1,300 điểm.

Chứng khoán Mỹ đã tăng rất mạnh kể từ đầu tháng 09/2010 với S&P 500 tiến 24%, nhưng đã suy yếu trong hai tuần gần đây.

Cũng trong ngày cuối tuần qua, các cuộc biểu tình tại Ả rập Xê-út đã không diễn ra rầm rộ như dự kiến. Trước đó, các thị trường lo sợ rằng các cuộc biểu tình tại quốc gia này có thể dẫn đến nhiều bất ổn hơn nữa tại Trung Đông và Bắc Phi.

Lạm phát và FED

Sự nhảy vọt lên mức cao 2 năm rưỡi của giá dầu đã làm dấy lên lo ngại về những tác động lên nền kinh tế.

Trước lo lắng này, nhà đầu tư sẽ chú ý đến các nhận định về năng lượng trong thông báo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sau cuộc họp chính sách vào thứ Ba tới.

Tuần trước, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet cảnh báo về rủi ro lạm phát và khiến nhà đầu tư bất ngờ khi cho rằng ECB có thể nâng lãi suất sớm nhất là vào tháng tới.

Nhiều khả năng FED sẽ không phát đi tín hiệu về việc thay đổi chính sách và được dự báo giữ nguyên lãi suất ở mức gần 0%.

Chiến lược gia thị trường Joseph Battipaglia của Stifel Nicolaus tại Yardley, Pennsylvania nhận định: “Theo tôi, thị trường đang điều chỉnh do giả định rằng FED sẽ làm mọi việc có thể, kể cả việc thực hiện thêm chương trình mua trái phiếu lần (QE3) nếu nhận thấy nền kinh tế vẫn chưa hết yếu kém.

Tuần tới, Chính phủ Mỹ sẽ công bố chỉ số giá sản xuất (PPI) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cũng như sản lượng công nghiệp.

Tác động của trận động đất tại Nhật Bản và phân tích kỹ thuật

Trận động đất mạnh nhất trong lịch sử và sóng thần gây chết người tại Nhật Bản, quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới, đã tác động đến các thị trường chứng khoán thế giới trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu.

Theo chiến lược gia Frederic Ruffy tại WhatsTrading.com nhận định trận thiên tai này đã khiến nhà đầu tư xa lánh các tài sản rủi ro với việc nhà đầu tư Nhật Bản thanh lý các khoản đầu tư ở nước ngoài và chuyển dòng vốn sang các tài sản bằng đồng JPY.

Đồng USD giảm 1.2% xuống 81.87 JPY/USD, trong khi cổ phiếu của CurrencyShares Japanese Yen Trust tăng 1.3% lên 120.62 USD/cp.

Trong tuần qua, Dow Jones giảm 1%, S&P 500 hạ 1.3% và Nasdaq sụt 2.5%.

Bên cạnh việc phá vỡ đường trung bình 50 ngày vào đầu tuần, S&P 500 còn giảm xuống dưới đường trendline dài hạn. Đây là dấu hiệu cho thấy chỉ số này đã mất động lực tăng điểm và đợt phục hồi gần đây có thể đã đuối sức.

Chuyên gia phân tích kỹ thuật Chris Burba tại Standard & Poor's, New York nhận định: “Điều đó cho thấy nhu cầu đã suy yêu và thị trường có khả năng tiếp tục điều chỉnh trong ngắn hạn”.

Nếu S&P 500 rớt xuống dưới ngưỡng 1,275 điểm, ngưỡng hỗ trợ tiếp theo sẽ là từ 1,227 - 1,177 điểm.

Phạm Thị Phước

Các tin tức khác

>   Giao dịch trái phiếu Nhật tăng sau trận động đất (12/03/2011)

>   Những kẻ kiếm lợi từ bất ổn dầu lửa Trung Đông (12/03/2011)

>   Giành lại mốc 12,000 điểm, Dow Jones vẫn giảm 1%/tuần (12/03/2011)

>   Động đất và sóng thần Nhật Bản nhấn chìm chứng khoán châu Á (11/03/2011)

>   Mở cửa: Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ (11/03/2011)

>   Rơi hơn 200 điểm, Dow Jones tuột mốc 12,000 (11/03/2011)

>   Chứng khoán châu Á rực đỏ khi dầu tăng giá (10/03/2011)

>   Canada: Nhiều ngân hàng phản đối sáp nhập sàn chứng khoán (10/03/2011)

>   Quỹ trái phiếu lớn nhất thế giới bán toàn bộ trái phiếu Chính phủ Mỹ (10/03/2011)

>   Bồ Đào Nha báo động lãi suất trái phiếu tăng vọt (10/03/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật