Thứ Sáu, 18/02/2011 09:52

EU lo sợ "nạn" thâu tóm của các doanh nghiệp Trung Quốc

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang nhanh chóng thu mua các doanh nghiệp châu Âu để nắm bắt kỹ thuật quan trọng. Vấn đề này khiến EU lo lắng và sẽ được Phó chủ tịch Ủy ban liên minh châu Âu (EC) Tayani đưa lên tầm chính trị và kiến nghị xây dựng một cơ cấu mới ngăn chặn Trung Quốc thu mua các doanh nghiệp trọng tâm có ý nghĩa chiến lược trong khu vực EU. Tuy nhiên, một số quốc gia châu Âu bày tỏ những ý kiến khác nhau về việc làm này của Trung Quốc.

Gần đây, EU luôn cảm thấy “bất an” về hành vi chính phủ Trung Quốc và các doanh nghiệp thu mua các doanh nghiệp châu Âu.

Phó chủ tịch Ủy ban liên minh châu Âu chuyên phụ trách các vụ việc liên quan đến ngành công nghiệp Atonio Tayani năm ngoái trong cuộc trả lời phỏng vấn giới truyền thông Đức bày tỏ mối lo ngại này. Ông cho biết trước sau cũng sẽ tiến hành can thiệp chính trị để ngăn chặn chiến dịch thu mua của Trung Quốc.

Ông Tayani ngày 27/12 năm ngoái trong khi trả lời phỏng vấn báo thương mại của Đức chỉ ra: “các doanh nghiệp Trung Quốc mượn cớ thực lực vốn hùng hậu đang đốc thúc thu mua các doanh nghiệp châu Âu nắm giữ kỹ thuật chính. Đây không chỉ là một vấn đề thương mại mà cũng là vấn đề chính trị quan trọng”. Ông kiến nghị nội bộ EU cần xây dựng một cơ cấu mới nhằm ngăn chặn nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc thực hiện thu mua các doanh nghiệp chủ chốt có tính chiến lược trong khu vực EU.

Được biết, biện pháp này được đưa ra dựa trên tham khảo hiệu quả Ủy ban đầu tư nước ngoài tại Mỹ thành lập tại Mỹ năm 1975. Phụ trách Ủy ban này đã tiến hành thẩm tra hành vi các doanh nghiệp đầu tư và thu mua doanh nghiệp trong nước có khả năng sẽ uy hiếp tới an ninh quốc gia, khi cần thiết có thể tăng cường các biện pháp phòng trừ.

Sở dĩ ông Tayani đưa ra bài phát biểu này bắt nguồn từ việc vào cuối năm ngoái các doanh nghiệp Trung Quốc cố gắng thu mua các doanh nghiệp cốt cán của Hà Lan. Đầu tháng 12, ông Tayani trong buổi trả lời phỏng vấn bày tỏ: “nếu các doanh nghiệp châu Âu thất bại trong cạnh tranh với Trung Quốc, thì châu Âu sẽ mất đi kĩ thuật tương quan. Phương pháp tốt nhất là tiến hành bảo vệ các doanh nghiệp châu Âu”. Do đó, có thể thấy ông vô cùng ác cảm đối với các doanh nghiệp Trung Quốc.

Ngoài ra, trong vụ kiện rò rỉ việc phát triển dòng xe điện tự động của công ty ô tô Renault của Pháp gần đây nhất, điều tra nội bộ của công ty này cho thấy nhà máy sản xuất ô tô của Trung Quốc đã tham dự vào. Sau đó, “dư luận mối đe dọa của Trung Quốc” đã lan tràn khắp Pháp tới toàn bộ châu Âu.

Theo kết quả điều tra được công bố ngày 6/1 của công ty tư vấn Accenture Mỹ cho thấy, từ tháng 01/2008 đến tháng 6/2010, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư gần 120 dự án thu mua, tổng các khoản liên quan đạt mức cao 600 tỷ nhân dân tệ. Ngoài ra, năm nay tổng vốn đầu tư của Trung Quốc cho các doanh nghiệp nước ngoài dự báo sẽ vượt qua ngưỡng 35 tỷ USD, nguyên nhân đều liên hệ đến các dự án lớn có liên quan đến tài nguyên.

Ngoài các doanh nghiệp trực tiếp thu mua ra, một số phương thức đầu tư khác của Trung Quốc cũng đã gây ra lo ngại đối với châu Âu. Ông Tayani bày tỏ: “Trung Quốc nắm trong tay nguồn vốn đầu tư, đầu tư ra nước ngoài là một bước đi trong chiến lược kinh tế thế giới mà Trung Quốc thực hiện, vậy thì EU sẽ tất phải nâng cao đối phó từ góc độ chính trị”. Trung Quốc dựa vào nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ cho xây dựng quỹ đầu tư quốc gia thực hiện cho các doanh nghiệp nước này, và công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư Trung Quốc chính là một trong số đó.

Mỹ ban đầu đã duy trì cảnh giác đối với công ty đầu tư Trung Quốc. Điều này là bởi quỹ quốc gia Trung Quốc có thể thông qua sát nhập các doanh nghiệp và rót vốn để kiểm soát ngành công nghiệp mang tính chiến lược như cảng, công nghệ thông tin, năng lượng, quốc phòng, kĩ thuật dân dụng quân sự.

Hơn nữa, mặc dù công ty đầu tư Trung Quốc không trực tiếp tham dự sát nhập mà thông qua thả vốn hoàn thành việc thu mua doanh nghiệp, do đó, đến CFIUS cũng khó có thể trực tiếp hạn chế các hoạt động của công ty đầu tư Trung Quốc.

Ngoài ra, trong ngành công nghiệp khoa học kĩ thuật cao không thể thiếu lĩnh vực tài nguyên như đất hiếm, Trung Quốc cũng đã trở thành mối đe dọa thu mua các doanh nghiệp Canada và Australia. Nhằm phản đối lại Trung Quốc, được biết, ông Tayani đã cố gắng hợp tác chiến lược với liên minh châu Phi, xích gần khoảng cách với các quốc gia châu Phi có nguồn tài nguyên kim loại phong phú hiếm có này, đồng thời cũng gắn kết quan hệ hợp tác chiến lược với Nga - một nước giàu tài nguyên.

Mặc dù ông Tayani đã đưa ra những động thái tích cực về vấn đề hạn chế sát nhập của Trung Quốc, nhưng một số các quốc gia châu Âu lại tồn tại những nhìn nhận khác biệt tinh tế về thái độ của Trung Quốc. Bộ trưởng tài chính Mỹ trong buổi trả lời phỏng vấn báo thương mại đã bày tỏ: “châu Âu là một thị trường mở cửa, và nhờ đó đã nhận được rất nhiều lợi ích”. Ông bày tỏ không tán thành việc kiểm soát qua xây dựng đầu tư của các nguồn vốn nước ngoài, trong đó có Trung Quốc.

Mặt khác, Trung Quốc bày tỏ sự không hài lòng với cách tăng cường kiểm soát của EU. Chuyên gia các vấn đề quốc tế của Viện khoa học xã hội Trung Quốc Chen Ji Ru nói “việc làm này chính là biểu hiện rõ ràng của chủ nghĩa bảo hộ đầu tư của châu Âu”. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang thúc đẩy tăng cường quan hệ ngoại giao với nước ngoài. Để kiểm soát “dư luận mối đe dọa của Trung Quốc” ở châu Âu, Trung Quốc đã tiến hành mua trái phiếu đang hạ xuống sau khủng hoảng tài chính của các quốc gia châu Âu, áp dụng phương châm vực dậy đồng Euro.

Một số quốc gia châu Âu thậm chí còn hi vọng vào thực lực nguồn vốn hùng hậu của Trung Quốc để giúp việc khôi phục nền kinh tế nước này. Trước khủng hoảng nợ, những nước này luôn giữ xa quan hệ với Trung Quốc nhưng hiện nay đã hoàn toàn thay đổi thái độ.

Trước kia, kinh tế châu Âu luôn cố gắng đuổi vượt Mỹ, nhưng kinh tế Trung Quốc hiện nay phát triển nhanh như vũ bão, với quy mô đã tương đương với 1/3 châu Âu. Trong các ngành công nghiệp chính như ô tô, năng lượng, châu Âu cũng đã vấp phải vận mệnh bị Trung Quốc vượt qua. Không thể phủ nhận, trong bối cảnh này ông Tayani có những nhìn nhận như trên.

Quay lại nhìn Nhật Bản, các doanh nghiệp Trung Quốc đang đẩy nhanh các bước thu mua kĩ thuật trong ngành chế tạo Nhật Bản. Khoa học kĩ thuật tiên tiến của Nhật cũng đã phải đối điện với rủi ro mất mát.

Phùng Thủy

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Sân bay ở châu Á tiếp tục dẫn đầu về chất lượng (17/02/2011)

>   10 hãng công nghệ tăng trưởng nhanh nhất nước Mỹ (17/02/2011)

>   Tập đoàn năng lượng Chevron bị phạt 9,5 tỷ USD (15/02/2011)

>   Shell lập liên doanh sản xuất nhiên liệu sinh học (15/02/2011)

>   Số tỷ phú Nga tăng cao kỷ lục (14/02/2011)

>   Singapore sắp trở thành sòng bạc lớn thứ 2 Châu Á (13/02/2011)

>   Chuyện thật như đùa ở nơi đắt đỏ nhất thế giới (12/02/2011)

>   Trung Quốc tung 1 tỷ USD chống hạn hán (10/02/2011)

>   Những con số đáng chú ý tại WEF 2011 (10/02/2011)

>   Khủng hoảng lương thực 2011 đã bắt đầu lộ diện (10/02/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật