Chủ Nhật, 27/02/2011 10:35

Chứng khoán Mỹ tuần 28/02-04/03: Khả năng điều chỉnh trước rủi ro cao từ giá dầu

(Vietstock) - Sau tuần giảm điểm mạnh nhất của S&P 500 trong 15 tuần qua, nhà đầu tư đang cố gắng quyết định liệu đợt rút lui của thị trường đã chấm dứt hay sẽ tiếp diễn trong lúc giá dầu vẫn còn đứng ở mức cao.

* Tiêu điểm kinh tế thế giới tuần 28/02-04/03

* Vàng thế giới sẽ ra sao trước bạo loạn tại Libya?

Ngoài chiều hướng của giá dầu, các yếu tố có tác động đến tâm lý nhà đầu tư chính là bản báo cáo việc làm tháng 02 được công bố vào ngày thứ Sáu và phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào ngày thứ Ba.

Trong tuần qua, S&P 500 giảm 1.7%, mức giảm tương đối nhẹ đối với một chỉ số đã tăng hơn 25% so với thời điểm đầu tháng 09/2010.

Ông Leo Grohowski, Giám đốc đầu tư từ BNY Mellon Wealth Management tại New York cho rằng: “Chúng tôi dự báo thị trường sẽ rút lui ít nhất 5% và đợt điều chỉnh vừa qua vẫn còn nhẹ. Vì thế theo chúng tôi sẽ không có nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường tại thời điểm này”.

Ông Grohowski nói: “Với những gì mà thị trường đã đạt được, và vì căng thẳng tại Trung Đông vẫn còn cao nên theo tôi lực mua vào tại thời điểm này sẽ không mạnh sau đợt rút lui vừa qua”.

Thiếu sự tham gia của các nhà đầu tư mới cũng đồng nghĩa với việc khối lượng giao dịch thấp và có thể khiến thị trường càng thêm biến động. Được biết, trong các ngày giảm mạnh vừa qua, khối lượng giao dịch trên thị trường chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ.

Môi trường đầu tư “rủi ro hơn”

Sự gia tăng đột biến ngoài mong đợi của giá dầu thô do các cuộc nổi dậy tại Libya đã gây nhiều sức ép đối với thị trường chứng khoán trong tuần giao dịch bị rút ngắn do ngày lễ Tổng thống vừa qua. Nhà đầu tư lo sợ rằng chi phí năng lượng cao có thể cản trở đà phục hồi của nền kinh tế.

Giá dầu thô tương lai tại Mỹ đã bay vọt đến 20% trong suốt tuần qua lên 103.41 USD/thùng, dù sau đó có suy yếu xuống dưới 100 USD/thùng. Chỉ số đo lường trạng thái biến động Wall Street tăng mạnh 17%, thậm chí có thời điểm nhảy vọt đến 30%.

Dù nhiều người cho rằng thị trường vẫn còn đứng ở mức quá cao, nhưng điều đáng mừng là thị trường rất linh hoạt trước các bất ổn địa chính trị và các số liệu kinh tế thất vọng.

Bà Judy Moses, Giám đốc quản lý danh mục đầu tư thuộc Evercore Wealth Management tại San Francisco cho rằng: “Nếu không chứng kiến đợt rút lui vừa qua, niềm lạc quan của chúng ta chắc chắn gia tăng bởi cổ phiếu sẽ được định giá cao hơn. Tuy nhiên, nhìn chung môi trường đầu tư khá rủi ro tại thời điểm này”. 

S&P 500 “chạm trán” với mức quan trọng

Chỉ số S&P 500 đang đối mặt với một số rào cản quan trọng trước khi tiến lên mốc 1,360 điểm, và trong tuần qua chỉ số này đã tìm kiếm ngưỡng hỗ trợ tại mốc 1,360 điểm. Ông Grohowski cho rằng đây là một ngưỡng kỹ thuật rất quan trọng mà thị trường đã vượt qua được vào hai ngày thứ Tư và thứ Năm.

Các chuyên gia khác tỏ ra khá bi quan sau khi thị trường đã tăng tới 4.8% trong năm nay bất chấp đá sụt giảm trong tuần qua.

Chuyên gia phân tích Steven Hochberg thuộc Elliott Wave International tại Gainesville, Georgia cho rằng: “Chúng ta đang ở giai đoạn cuối trong giai đoạn tăng mạnh của thị trường, và tôi nhận thấy rủi ro điều chỉnh tại thời điểm này là rất cao”.

Ông Hochberg cho biết thêm rằng “nhóm cổ phiếu tài chính đặc biệt rẻ tại thời điểm này và đây có thể là nhóm ngành hấp dẫn”.

Vì mùa lợi nhuận dường như đã kết thúc, với chỉ 3 công ty thành viên S&P 500 là Costco Wholesale, H.J. Heinz Co và Novell Inc sẽ công bố kết quả kinh doanh trong tuần tới, nên thị trường sẽ dõi theo các yếu tố khác.

Bản báo cáo việc làm trong các tháng gần đây phát đi tín hiệu trái chiều với việc nền kinh tế tạo ra ít việc làm hơn dự báo nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại suy giảm. Nhà đầu tư sẽ dõi theo số liệu việc làm tháng 01 để có thể xác nhận rằng thị trường việc làm đang trên hành trình phục hồi.

Trong khi đó, các nhận định từ Chủ tịch FED Ben Bernanke sẽ được phân tích kỹ để biết được thời điểm kết thúc chương trình mua 600 tỷ USD trái phiếu và liệu FED có tung ra gói kích thích thứ 3.

Vào thứ Hai tới, các quy định mới về hoạt động bán khống sẽ chính thức có hiệu lực. Theo quy định mới, thiết bị tạm ngưng giao dịch sẽ hoạt động khi thị trường sụt hơn 10% so với mức đóng cửa của phiên hôm trước.

Phạm Thị Phước (Theo Reuters)

Các tin tức khác

>   Chứng khoán Mỹ rớt gần 2%/tuần (26/02/2011)

>   Sàn chứng khoán London ngừng giao dịch do vấn đề kỹ thuật (25/02/2011)

>   Chứng khoán châu Á bừng xanh khi giá dầu rút lui (25/02/2011)

>   Mở cửa: Chứng khoán châu Á tìm lại sắc xanh sau 4 phiên mất điểm (25/02/2011)

>   Chứng khoán Mỹ: Thị trường giá lên vẫn còn cơ hội đi tiếp (25/02/2011)

>   Nikkei 225 giảm mạnh phiên thứ 3 liên tiếp (24/02/2011)

>   Mở cửa: Chứng khoán châu Á chưa ngừng giảm (24/02/2011)

>   Dow Jones rớt hơn 100 điểm khi dầu chạm 100 USD/thùng (24/02/2011)

>   Mỹ phát hành chứng khoán ASEAN (24/02/2011)

>   Shanghai bước ngược sắc đỏ chứng khoán châu Á (23/02/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật