Thứ Hai, 17/01/2011 08:14

Trung Quốc lạm phát, cơ hội cho xuất khẩu Việt Nam?

Lạm phát đang tăng mạnh ở Trung Quốc khiến cho hàng xuất khẩu nước này mất tính cạnh tranh ở những thị trường chính. Đây là cơ hội cho các quốc gia khác ở Châu Á như Việt Nam, nhưng cũng không dễ để tận dụng cơ hội này.

Lạm phát đang diễn ra Trung Quốc. Và sau khi những thống kê tài chính quan trọng của Ngân hàng trung ương Trung Quốc được công bố hôm thứ Ba (11/1), không nhiều nhà kinh tế dự đoán các quan chức Bắc Kinh có thể kiềm chế tăng giá trong thời gian sớm.

Lạm phát tới 10%

Tại Trung Quốc, giá hàng tiêu dùng tháng 11 đã tăng 5,1% so với năm ngoái, theo số liệu chính thức của chính phủ. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, số liệu chính thức còn "nói giảm" mức độ lạm phát mà thực tế có thể cao gấp đôi con số đó.

Hu Xingdou, nhà kinh tế Viện công nghệ Bắc Kinh, nhìn nhận, đánh giá chính xác hơn về lạm phát sẽ thấy giá tiêu dùng tại Trung Quốc tăng khoảng 10% mỗi năm.

Ông Huo Jianguo, chủ tịch Viện Thương mại và Hợp tác kinh tế quốc tế Trung Quốc, phát biểu: "4%, Trung Quốc có thể chịu đựng - những trên 5%, người dân phàn nàn rất nhiều".

Nhưng ảnh hưởng còn lớn hơn với chính người tiêu dùng Trung Quốc. Khi nền kinh tế Trung Quốc bùng nổ cho phép nhiều công dân hơn có khả năng mua hàng hóa đổ ra từ các nhà máy, người tiêu dùng Trung Quốc giờ đây đang cảm nhận rõ hơn vòng xoáy của lạm phát. Và Bắc Kinh tỏ ra ngày càng quan ngại những bất ổn xã hội có thể nảy sinh từ đó.

Lạm phát do đâu?

Giá cả hàng hóa trên toàn cầu, cũng như lương tại Trung Quốc tăng lên, góp phần lớn làm gia tăng chi phí hàng hóa của Trung Quốc. Nhưng theo nhiều chuyên gia kinh tế, nguyên do chính dẫn tới lạm phát hiện nay là dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc, với con số bổ sung kỷ lục trong quý tư năm 2010.

Thập niên qua, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã bơm tiền với tốc độ ngày một cao để hạn chế đồng nhân dân tệ (NDT) tăng giá so với đồng đôla. Chiến lược đó đã giúp bảo đảm lợi thế cạnh tranh của nhà xuất khẩu Trung Quốc khi giữ giá bán của họ tương đối thấp trên thị trường toàn cầu - trong khi bảo đảm việc làm của hàng chục triệu lao động Trung Quốc trong các nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu.

Dù vậy, đến nay, chính sách tiền tệ giá rẻ đó có vẻ đã đến giới hạn. Số tiền NDT dôi dư đang gây ra lạm phát.

Các thống kê về cung tiền tháng 12, theo công bố của Ngân hàng trung ương hôm 11/1/2011, chỉ ra, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng đều tăng với tốc độ nhanh gấp đôi tốc độ phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Đồng NDT trong lưu thông ngày càng nhiều.

Lạm phát tại Trung Quốc không chỉ đơn thuần là kết quả của quá trình can thiệp vào thị trường tiền tệ, dù nhiều kinh tế giá coi đó là nguyên nhân lớn nhất. Nguyên nhân khác là hoạt động cho vay "sôi động" của các ngân hàng Trung Quốc, dù các nhà quản lý nhiều lúc rất muốn hạ nhiệt hoạt động này xuống.

Ảnh hưởng tiêu cực lên xuất khẩu Trung Quốc

Lạm phát bắt đầu cản trở khả năng cạnh tranh giá của nhà xuất khẩu Trung Quốc - giống như tác động xảy ra khi đồng NDT mạnh lên nếu Bắc Kinh không can thiệp.

Giá xuất khẩu tăng cũng còn do lương của lao động chân tay tại Trung Quốc tăng, với tốc độ khoảng 15% mỗi năm. Những lao động này ngày càng có nhiều tiếng nói hơn trước đây vì cung lao động từ các vùng nông thôn cho các nhà máy, từng tưởng như vô tận, đang bắt đầu khan hiếm - kết quả của ba thập kỷ thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình "một con" của Trung Quốc, cũng như do việc mở rộng tuyển sinh đại học quá lớn.

Nhu cầu lớn của người tiêu dùng Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác đang đẩy không chỉ giá dầu mà còn cả giá len, lông thỏ, cotton, đồng và nhiều hàng hóa khác.

Candy Chen, giám đốc bán hàng công ty đồ chơi Zhenjiang Weishun tại Trấn Giang, Trung Quốc, cho biết, giá nhựa để làm thú đồ chơi của công ty đã tăng gần gấp đôi trong năm qua, trong khi lương tăng tới 10-15%.

Victor Fung, chủ tịch tập đoàn Li & Fung tại Hồng Kông, công ty thương mại với 35.000 nhân viên chuyên cung cấp hàng hóa châu Á cho hầu hết các nhà bán lẻ lớn trên thế giới, cho hay, các hợp đồng ký cuối năm ngoái sẽ đẩy giá hàng tiêu dùng từ 10-20% khi đến các cảng tại Mỹ trong quý hai năm nay.

"Đến giữa năm, bạn sẽ thấy dòng thương mại đáng kể di chuyển khỏi Trung Quốc", và thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc bắt đầu giảm, ông Fung nói trong một cuộc phỏng vấn.

Nhưng cũng không có mấy nơi có thể thay thế Trung Quốc với vai trò là nhà cung cấp hàng giá rẻ. Khi chuỗi bán lẻ tại Mỹ chuyển đơn đặt hàng sang các quốc gia khác như Bangladesh và Philippine, họ sẽ thấy lạm phát là thực tế đang diễn ra trên khắp châu Á.

Hơn thế nữa, các nhà máy quá nhỏ của các quốc gia châu Á khác khó có thể hấp thụ hết đơn đặt hàng khổng lồ trước nay thường thuộc về các công ty Trung Quốc, các giám đốc và nhà kinh tế nhận xét.

Hiệu ứng giá tăng tại Trung Quốc đối với thị trường còn chưa rõ ràng. Thông thường, với sản phẩm tiêu dùng, từ giày dép cho tới hàng may mặc và đồ chơi, giá nhập khẩu vào Mỹ chỉ bằng 1/4- 2/5  giá bán lẻ cuối cùng. Giá bán bao gồm cả chi phí vận chuyển trong lãnh thổ Mỹ và tiền lương, thuê địa điểm, tiền điện và các chi phí khác phát sinh khi dự trữ.

Sau hai năm khá bình ổn, giá hàng xuất khẩu từ Trung Quốc đến các cảng Mỹ từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2010 tăng với tốc độ tương đương 3,6% hàng năm.

Đình Ngân

DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM

Các tin tức khác

>   Giá bất động sản Trung Quốc suy yếu 8 tháng liền (17/01/2011)

>   Giá dầu có thể sẽ sớm đạt ngưỡng 100 USD/thùng (16/01/2011)

>   Mỹ muốn Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất (16/01/2011)

>   EC điều tra chính sách tín dụng xuất khẩu của Trung Quốc (16/01/2011)

>   Singapore hạn chế tăng giá bất động sản (16/01/2011)

>   Lợi nhuận Intel đạt kỷ lục trong quý 4-2010  (14/01/2011)

>   Nga thăm dò khai thác 51 mỏ dầu khí ở Bắc Cực (14/01/2011)

>   Thâm hụt thương mại Mỹ bất ngờ xuống mức thấp 10 tháng (13/01/2011)

>   Venezuela có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới (13/01/2011)

>   Thái Lan khuyến khích ngành may mặc đầu tư ra nước ngoài (12/01/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật