Thứ Bảy, 29/01/2011 16:14

CTCK: Tách bạch tự doanh, giữ lợi ích cho nhà đầu tư

Cuối tháng 12 qua, nhiều nhà đầu tư xôn xao và lo lắng khi thấy công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) “xả” một lúc hơn 8,5 triệu cổ phiếu gồm bốn mã TMT, NSC, HVG, TMS. SSI đang làm gì?

Thực ra SSI chuyển một số tài sản trong danh mục đầu tư tự doanh cho công ty quản lý quỹ SSI (SSIAM, công ty con SSI sở hữu 100% vốn điều lệ) quản lý. Các giao dịch này nằm trong kế hoạch nhằm tách hoạt động tự doanh khỏi các hoạt động khác như môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư… tránh xung đột lợi ích giữa khách hàng và công ty.

Tránh xung đột lợi ích

Từng một thời các nhà đầu tư cá nhân phát hiện tiền, cổ phiếu trong tài khoản của mình bị mượn tạm. Những lúc thị trường lên xuống, các khuyến cáo đầu tư của công ty chứng khoán bị đặt trong mối nghi ngờ đơn vị phát hành báo cáo đang muốn nâng hay hạ giá một cổ phiếu nào đó. Vì vậy, không chỉ có SSI mà nhiều công ty chứng khoán khác cũng rục rịch tách bạch hoạt động tự doanh ra khỏi hoạt động công ty.

Ngoài chuyện củng cố niềm tin của nhà đầu tư, công ty chứng khoán còn bị thúc đẩy bởi thông tư 162 có yêu cầu công ty chứng khoán phải công bố chi tiết tình hình đầu tư tài chính với danh mục các chứng khoán đầu tư, hoạt động đầu tư góp vốn, hoạt động đầu tư tài chính khác. Việc kê khai được yêu cầu chi tiết danh mục cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ bị giảm giá, rủi ro theo số lượng, giá trị theo sổ kế toán đầu năm và cuối năm, tăng giảm so với giá trị trường, tổng giá trị theo giá thị trường.

Còn nhớ cuối tháng 4.2010, một số công ty chứng khoán đã lao đao khi danh mục tự doanh, bí mật kinh doanh của họ bị rò rỉ. “Chẳng ai muốn tiết lộ bí mật kinh doanh của mình, nên quy định này đưa công ty chứng khoán vào thế khó”, ông Lâm Đạo Thảo, phó chủ tịch HĐQT công ty chứng khoán Phương Đông, nói.

Minh bạch tới độ nào?

Nhưng thị trường hầu như chỉ có SSI kịp thành lập công ty quản lý quỹ, trong khi đa số các công ty chứng khoán đang gặp khó khi tiêu chuẩn thành lập công ty quản lý quỹ cao hơn trước rất nhiều. Trong khi đó, một số công ty chứng khoán có nguồn vốn đầu tư của ngân hàng, thì chọn cách chuyển tài sản về công ty quản lý quỹ (nếu có) của ngân hàng mẹ.

Chưa có công ty quản lý quỹ, hiện nhiều công ty chứng khoán giảm dần hoạt động tự doanh để tập trung phục vụ khách hàng. Theo ông Lâm Đạo Thảo, ORS đang cân nhắc giảm dần các hoạt động tự doanh và tăng cường các dịch vụ phân tích hỗ trợ khách hàng. “Thay vì đổ vốn vào tự doanh, chúng tôi sẽ chuyển sang đầu tư tài trợ thanh toán khách hàng, tập trung dịch vụ phân tích, tư vấn, bảo lãnh phát hành. Những phân tích tốt thì tham gia mua cổ phiếu doanh nghiệp phát hành, đỡ cạnh tranh trực tiếp với khách hàng”, ông nói.

Theo ông Tô Hải, tổng giám đốc công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC), để tách bạch hoạt động tự doanh, thì vấn đề nhân sự là quan trọng nhất. Theo đó, hội đồng đầu tư cho hoạt động tự doanh phải hoạt động độc lập, tách biệt hoàn toàn với bộ phận môi giới, tư vấn của công ty chứng khoán.

Ông Trịnh Hoài Giang, phó tổng giám đốc công ty chứng khoán TP.HCM (HSC) cũng cho rằng, dù chưa tách ra được, song ở HSC có quy định nội bộ nghiêm ngặt, các bộ phận hoạt động độc lập, có “bức tường ngăn cách” giữa tư vấn và đầu tư tự doanh, nên tránh được xung đột lợi ích của nhà đầu tư và công ty chứng khoán.

Theo ThS Lê Đạt Chí, nếu muốn, các công ty chứng khoán có thể uỷ thác vốn, tài sản qua các công ty quản lý quỹ đang có trên thị trường. Ở đó, họ có hội đồng đầu tư riêng, cơ chế giám sát để quyết định mua bán quản lý hộ tài sản công ty chứng khoán. “Tôi không nghĩ đó là cách tốt khi giao vốn cho người khác làm, bởi trong một số trường hợp, hoạt động tự doanh có thể hỗ trợ nhà đầu tư”, ông Giang nói.

Theo tổng giám đốc một công ty chứng khoán, việc chuyển giao danh mục tự doanh chỉ có ý nghĩa khi hội đồng đầu tư giữa công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ hoạt động độc lập thực sự với nhau.

Hồng Sương

SÀI GÒN TIẾP THỊ

Các tin tức khác

>   Phó TGĐ HAG: “... đánh giá của S&P là tương đối xác đáng” (29/01/2011)

>   PVT:  Em Chủ tịch HĐQT bị phạt 15 triệu đồng (29/01/2011)

>   NET chốt danh sách tổ chức ĐHĐCĐ năm 2011 (29/01/2011)

>   CLC chốt danh sách tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2011 (28/01/2011)

>   Zíc zắc nội bộ tại Ôtô Trường Hải (28/01/2011)

>   10/02, RDP chốt quyền họp ĐHĐCĐ thường niên 2011 (28/01/2011)

>   HAG: Tín nhiệm dài hạn ở mức B với triển vọng tích cực (27/01/2011)

>   15/02, VPC chốt danh sách họp ĐHĐCĐ thường niên 2011 (27/01/2011)

>   11/02, THB chốt danh sách dự ĐHĐCĐ thường niên 2011 (27/01/2011)

>   17/02, VDS chốt quyền dự ĐHĐCĐ thường niên 2011 (27/01/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật