Bạc là mặt hàng nóng nhất năm 2010
Vàng có thể được ví là ngôi sao đang toả sáng trong số các hàng hoá, nhưng người anh em nghèo giá trị hơn là bạc lại là mặt hàng nóng nhất thị trường trong năm qua.
Theo phân tích về kim loại quý của Văn phòng Nghiên cứu Hàng hoá (CRB), bạc đã nổi lên là tài sản hấp dẫn nhất trong số các thị trường năm qua.
Báo cáo cho thấy, bạc đã tăng hơn 83% giá trị trong năm 2010 bởi nhà đầu tư tìm thấy nơi đầu tư an toàn ở kim loại trắng giống như ở vàng. Năm qua, giá bạc đã tăng từ chỉ 17 USD/ounce lên trên 30 USD/ounce trong những ngày cuối năm.
Kể từ năm 1934, CRB đã là cơ quan nghiên cứu, dữ liệu và phân tích về hàng hoá kỳ hạn hàng đầu thế giới.
CRB cung cấp thông tin trên thị trường kỳ hạn đển các bên quan tâm thông qua một số sản phẩm dữ liệu, email và các ấn phẩm in ấn , các dịch vụ cơ bản và các sản phẩm B2B. Nó đồng thời là chủ của chỉ số giá CRB, một chuẩn mực toàn cầu để đo biến động của giá hàng hóa và phát triển bởi một trong những sáng lập viên của CRB, ông Bill Jiler.
Trước đó, năm 2009, các yếu tố hỗ trợ thị trường tập trung vào sự suy yếu của đồng USD và nỗi lo lạm phát, với các ngân hàng trung ương toàn cầu theo đuổi chính sách tiền tệ để kéo nền kinh tế thoát khỏi suy thoái sau cuộc khủng hoảng tồi tệ và để ngăn chặn bất kỳ một cuộc khủng hoảng mới từ các nước đang phát triển.
Nhu cầu đầu tư bạc đã tăng lên với sự ra đời của các quỹ trao đổi - mua bán, và phổ biến nhất của những quỹ này thường về thể chất hỗ trợ, có nghĩa là họ sẽ mua kim loại và lưu trong kho tiền an toàn. Kim loại quý dễ đi vào lưu trữ cũng như dễ đi ra, thường gây ra biến động mạnh trong việc cung nguồn hàng vật chất.
Tính đến giữa tháng 12/2010, dự trữ bạc tại các quỹ trao đổi mua bán đã đạt kỷ lục 15.251 tấn. Một tấn tương đương 32.150 ounce, đồng nghĩa với việc các quỹ đã nắm giữ trên 490 triệu ounce bạc.
Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước tiêu thụ bạc lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ tiếp thêm năng lượng cho thị trường thế giới hơn nữa trong năm 2011.
Bởi nhu cầu bạc tăng mạnh toàn cầu, một số công ty khai sản xuất bạc đã đặt nhà máy ở Trung Quốc và Ấn Độ để sản xuất bạc công nghiệp nhiều hơn. Và thực tế là, cả hai nước tiêu thụ bạc lớn nhất này sẽ chèo lái các công ty toàn cầu đầu tư năng lực sản xuất vào Trung Quốc và Ấn Độ.
Nguyễn Hằng
Vinanet
|